Những Mảnh Đời...
Tôi nhận được một dòng tin nhắn của một "người lạ": "Bạn còn nhớ mình không nhỉ?"
Tôi nhìn tên người gửi lời nhắn: ThuyTien. Umm, Thủy Tiên? Tên nghe quen quá! Để thử xem hình xem. Thế là tôi đi lục hình. À, đúng là bạn Thủy Tiên mà mình biết! Ôi chao, hình như là đã khá lâu! Bạn không thay đổi nhiều so với gần 30 năm trước! Vẫn những nét của Thủy Tiên ngày xưa có thể nhận ra.
Tôi trả lời dòng tin ngắn: "Không chỉ luôn nhớ mà còn rất thương!"
Tôi nhìn tên người gửi lời nhắn: ThuyTien. Umm, Thủy Tiên? Tên nghe quen quá! Để thử xem hình xem. Thế là tôi đi lục hình. À, đúng là bạn Thủy Tiên mà mình biết! Ôi chao, hình như là đã khá lâu! Bạn không thay đổi nhiều so với gần 30 năm trước! Vẫn những nét của Thủy Tiên ngày xưa có thể nhận ra.
Tôi trả lời dòng tin ngắn: "Không chỉ luôn nhớ mà còn rất thương!"
Bạn mừng rỡ trả lời, "Vậy mà mình cứ nghĩ bạn không còn nhớ mình…"
"Mấy hôm nay thấy Pháp bị khủng bố, TT nhớ hình như KV cũng ở Pháp, đâm lo không biết bạn mình có bình an không nên rán đi tìm."
Tôi đã rất vui khi liên lạc lại được với một người bạn xưa lắm là xưa. Nghe bạn nói tới đây, tôi càng thêm xúc động. Định lên tiếng trả lời… nhưng thôi, quyết định vẫn ngồi yên đọc – không cắt ngang dòng suy nghĩ của bạn.
Bạn tiếp tục gõ…"Thật ra TT tìm KV cũng mấy năm nay rồi mà hổng có cách gì tìm ra. Thử tên này, rồi lại tên kia, ghép các tên với nhau, đủ kiểu… vẫn không tìm ra. Hôm nay hỏi đại mấy người bạn TT còn giữ liên lạc - chỉ hỏi phòng hao chứ hổng mấy hy vọng, vậy mà ai dè Sơn Châu biết tin KV và cho TT địa chỉ."
Ôi chao, tôi vẫn còn bất ngờ! Các dòng chữ của bạn đưa tôi về lại khu xóm nhỏ; từng kỷ niệm thời thơ ấu cũng theo nhau hiện về.
Bạn Tiên bắt đầu xem hình của tôi và gõ, "Ê, sao nhìn bạn khác với lúc nhỏ quá vậy?"
Tôi trả lời, "Ừa, thì chắc so với lúc 9, 10 tuổi tui cũng có lớn thêm chút đỉnh… hihi"
Nếu chỉ xem hình, dù tên tôi có trùng tên người bạn mà bạn Thủy Tiên đi tìm, chắc cũng khó cho bạn Tiên nhận ra. Nhưng nhờ bạn Sơn Châu đã cho chính xác địa chỉ của tôi nên bạn Tiên đã an tâm tìm được đúng người.
Tôi bắt đầu gõ hàng loạt câu hỏi:
"Thủy Tiên giờ đang ở đâu?
Mẹ và các anh em trong nhà thế nào?
Mình luôn thương bạn ơi là thương...
Mình vẫn luôn nhớ mọi thứ...
Người anh bị bệnh của Tiên giờ ra sao?
Mẹ Tiên còn đi dạy không?
Ông bà ngoại Tiên mạnh khỏe?"
Nhà ông bà ngoại bạn Tiên ngoài đầu ngõ và trong nhà có trồng cây Sabôchê nên người trong xóm thường gọi nhà Sabôchê khi muốn nói đến ngôi nhà đó. Người lớn như ba má tôi thì hình như gọi ông bà ngoại Tiên là cô chú Ba hay sao đó; bọn con nít tụi tôi thì gọi ông bà Sabôchê. Nhà ông bà ngoại Tiên có bán nước đá lẻ. Tôi có thỉnh thoảng chạy ra chạy vô nhà ông bà ngoại Tiên mua nước đá. Khi về nhà, tôi nói với ông bà ngoại mình, "Cháu nghe ông bà Sabôchê xưng anh em ngọt xớt hà ngoại. Sao ông bà ngoại xưng ông bà chứ không xưng anh em?"
Ông ngoại tôi nghe xong thì nói, "Tía cháu!" Bà ngoại tôi nghe xong thì… chẳng nói gì. Mãi tới bây giờ, tôi vẫn chẳng biết câu trả lời cho sự khác biệt đó. Không biết có phải vì ông bà ngoại Tiên người Nam, còn ông bà ngoại tôi thì người Bắc… nên họ xưng hô khác nhau? Có những điều nhân gian không thể hiểu!
Bạn Tiên nghe tôi kể chuyện xưng hô đó hổng ngờ tôi nhớ nhiều thứ như vậy. Phải công nhận tôi có nhớ hơi bị dai, nhất là những chuyện hồi bé, nhưng cũng vì một lý do nào đó tôi có thích nhà bạn Tiên hơn những nhà khác trong xóm nên nhớ gần như mọi người trong nhà bạn Tiên, từ ba mẹ anh em của bạn Tiên, đến cả các cậu dì của bạn Tiên. Có thể một trong những lý do khiến tôi thích và để ý ngôi nhà của bạn Tiên vì sự sắp xếp của ngôi nhà. Nó là một dãy hai ba căn nhà nhỏ nằm trong một ngôi nhà lớn có sân và đất xung quanh. Gia đình bạn Tiên, ông bà ngoại Tiên, và các cậu dì Tiên, mỗi gia đình nhỏ ở riêng một căn nhưng họ ở trong cùng một mãnh đất, gần bên nhau.
"Mẹ Tiên nghỉ hưu đã 10 năm nay rồi.
Mình đang ở với mẹ và anh Dũng bị bệnh đó!" - Bạn Tiên từ từ trả lời các câu hỏi của tôi.
Ồ, vậy là anh Dũng đó vẫn còn sống, tôi nghĩ bụng. Thương quá!
Anh Dũng bị trúng độc khi ăn mắm cái. Anh ta đổ sốt và vì không bù nước lên não kịp nên não chết. Anh ta trở nên bại liệt cả người. Anh Dũng lớn hơn tụi tôi 1 tuổi. Tôi vẫn nhớ anh nhanh nhẹn, giỏi dắn, đã có thể lo toan được nhiều chuyện trong gia đình… Đùng một cái nằm bẹp một chỗ, không còn biết trời đất, cha mẹ, anh em.
"Mấy hôm nay thấy Pháp bị khủng bố, TT nhớ hình như KV cũng ở Pháp, đâm lo không biết bạn mình có bình an không nên rán đi tìm."
Tôi đã rất vui khi liên lạc lại được với một người bạn xưa lắm là xưa. Nghe bạn nói tới đây, tôi càng thêm xúc động. Định lên tiếng trả lời… nhưng thôi, quyết định vẫn ngồi yên đọc – không cắt ngang dòng suy nghĩ của bạn.
Bạn tiếp tục gõ…"Thật ra TT tìm KV cũng mấy năm nay rồi mà hổng có cách gì tìm ra. Thử tên này, rồi lại tên kia, ghép các tên với nhau, đủ kiểu… vẫn không tìm ra. Hôm nay hỏi đại mấy người bạn TT còn giữ liên lạc - chỉ hỏi phòng hao chứ hổng mấy hy vọng, vậy mà ai dè Sơn Châu biết tin KV và cho TT địa chỉ."
Ôi chao, tôi vẫn còn bất ngờ! Các dòng chữ của bạn đưa tôi về lại khu xóm nhỏ; từng kỷ niệm thời thơ ấu cũng theo nhau hiện về.
Bạn Tiên bắt đầu xem hình của tôi và gõ, "Ê, sao nhìn bạn khác với lúc nhỏ quá vậy?"
Tôi trả lời, "Ừa, thì chắc so với lúc 9, 10 tuổi tui cũng có lớn thêm chút đỉnh… hihi"
Nếu chỉ xem hình, dù tên tôi có trùng tên người bạn mà bạn Thủy Tiên đi tìm, chắc cũng khó cho bạn Tiên nhận ra. Nhưng nhờ bạn Sơn Châu đã cho chính xác địa chỉ của tôi nên bạn Tiên đã an tâm tìm được đúng người.
Tôi bắt đầu gõ hàng loạt câu hỏi:
"Thủy Tiên giờ đang ở đâu?
Mẹ và các anh em trong nhà thế nào?
Mình luôn thương bạn ơi là thương...
Mình vẫn luôn nhớ mọi thứ...
Người anh bị bệnh của Tiên giờ ra sao?
Mẹ Tiên còn đi dạy không?
Ông bà ngoại Tiên mạnh khỏe?"
Nhà ông bà ngoại bạn Tiên ngoài đầu ngõ và trong nhà có trồng cây Sabôchê nên người trong xóm thường gọi nhà Sabôchê khi muốn nói đến ngôi nhà đó. Người lớn như ba má tôi thì hình như gọi ông bà ngoại Tiên là cô chú Ba hay sao đó; bọn con nít tụi tôi thì gọi ông bà Sabôchê. Nhà ông bà ngoại Tiên có bán nước đá lẻ. Tôi có thỉnh thoảng chạy ra chạy vô nhà ông bà ngoại Tiên mua nước đá. Khi về nhà, tôi nói với ông bà ngoại mình, "Cháu nghe ông bà Sabôchê xưng anh em ngọt xớt hà ngoại. Sao ông bà ngoại xưng ông bà chứ không xưng anh em?"
Ông ngoại tôi nghe xong thì nói, "Tía cháu!" Bà ngoại tôi nghe xong thì… chẳng nói gì. Mãi tới bây giờ, tôi vẫn chẳng biết câu trả lời cho sự khác biệt đó. Không biết có phải vì ông bà ngoại Tiên người Nam, còn ông bà ngoại tôi thì người Bắc… nên họ xưng hô khác nhau? Có những điều nhân gian không thể hiểu!
Bạn Tiên nghe tôi kể chuyện xưng hô đó hổng ngờ tôi nhớ nhiều thứ như vậy. Phải công nhận tôi có nhớ hơi bị dai, nhất là những chuyện hồi bé, nhưng cũng vì một lý do nào đó tôi có thích nhà bạn Tiên hơn những nhà khác trong xóm nên nhớ gần như mọi người trong nhà bạn Tiên, từ ba mẹ anh em của bạn Tiên, đến cả các cậu dì của bạn Tiên. Có thể một trong những lý do khiến tôi thích và để ý ngôi nhà của bạn Tiên vì sự sắp xếp của ngôi nhà. Nó là một dãy hai ba căn nhà nhỏ nằm trong một ngôi nhà lớn có sân và đất xung quanh. Gia đình bạn Tiên, ông bà ngoại Tiên, và các cậu dì Tiên, mỗi gia đình nhỏ ở riêng một căn nhưng họ ở trong cùng một mãnh đất, gần bên nhau.
"Mẹ Tiên nghỉ hưu đã 10 năm nay rồi.
Mình đang ở với mẹ và anh Dũng bị bệnh đó!" - Bạn Tiên từ từ trả lời các câu hỏi của tôi.
Ồ, vậy là anh Dũng đó vẫn còn sống, tôi nghĩ bụng. Thương quá!
Anh Dũng bị trúng độc khi ăn mắm cái. Anh ta đổ sốt và vì không bù nước lên não kịp nên não chết. Anh ta trở nên bại liệt cả người. Anh Dũng lớn hơn tụi tôi 1 tuổi. Tôi vẫn nhớ anh nhanh nhẹn, giỏi dắn, đã có thể lo toan được nhiều chuyện trong gia đình… Đùng một cái nằm bẹp một chỗ, không còn biết trời đất, cha mẹ, anh em.
Gia đình bạn Tiên dọn về quê sau giữa những năm 80. Gia đình tôi thời 80 đó cũng nghèo rách mồng tơi. Mọi người phân tán tìm chỗ và cách sống đỡ khổ hơn nhưng có lẽ ở đâu thì cũng vậy thôi. Bởi, vài năm sau đó, ba bạn Tiên bị ung thư gan chết, em trai bạn tiên té cây bị chấn thương sọ não, nằm đúng 49 ngày mới tỉnh. Sau này đi bác sĩ, họ nói nó bị tâm thần phân liệt. Những năm tháng bần cùng đó, tôi cứ nghĩ gia đình tôi là khổ nhất, thiếu thốn nhất, nhưng hình như không phải vậy. Như bạn Tiên đã nói khi chuyện trò với tôi, "Nhìn lên thì thấy sao mình quá khổ; nhưng nhìn xuống thì thấy nhiều người còn khổ hơn cả mình."
Những chuyện không mấy vui này dỉ nhiên hổng mấy muốn nhắc lại, nhưng vì cũng phải 30 năm rồi giờ chúng tôi mới có dịp thật sự trò chuyện với nhau nên thụt lùi thật xa rồi từ từ cập nhật.
Tôi tiếp tục: "Anh Dũng có đỡ hơn trước không Tiên?"
"Cũng vậy. Chỉ lết được trong nhà thôi. Cách đây gần 1 năm, có lần bỗng dưng anh Dũng đang ngồi thì quíu chân tay, như lên cơn động kinh, miệng trào bọt mép. Hôm sau đi khám thì bác sĩ cho uống thuốc để chống động kinh thì phải. Nên tháng tháng phải đi tái khám, lấy thuốc."
Nghe đến đây, tự dưng tôi nhớ đến chú Tài tui; chú cũng đã nằm liệt một chỗ 30 năm qua. Tôi đọc tiếp những dòng chia sẻ của bạn Tiên và nghĩ về cuộc đời. Lạ! Như gia đình Tiên, gia đình tôi, nhiều gia đình khác, cá nhân khác, chú Tài cũng đã đi tìm đường giải thoát và đi vượt biên… Sau thời gian sống khó khăn ở đảo như hàng trăm ngàn người vượt biên tị nạn, khi vừa đến Mỹ thì chú Tài đã không may mắn, mắc bệnh và nằm liệt một chỗ. Chôn cả tuổi trẻ của mình trên giường bệnh. Thành ra dòng đời có dẫn mình đi qua nhiều ngõ ngách và đến những nơi khác nhau, nhưng về Tiền Giang, ra Bắc hay vô Nam, qua Pháp, hay qua Mỹ thì sứ mệnh của mỗi người có thể khác nhau nhưng liệu số mệnh có khác nhau chăng? Số mệnh của một con người sẽ ít nhiều được hoặc chịu ảnh hưởng của sứ sở nơi mình sinh sống vì mình là một phần tử của một tập hợp có những cộng nghiệp.
Khi tôi hỏi bạn Tiên có những giải trí cá nhân gì sau giờ làm việc, bạn Tiên trả lời, "... thì về nhà lo cơm nước rồi tắm rửa cho anh Dũng cũng hết ngày. Sáng mai, Tiên phải đưa anh Dũng đi lấy thuốc trước khi đi làm."
Tôi hình dung từng sinh hoạt và chuyển động ở ngôi nhà bạn Tiên. Song tôi hình dung những sinh hoạt ở trung tâm điều dưỡng nơi chú Tài tui đã ở. Bạn Tiên của tôi như các cô y tá ở đó. Bạn Tiên tự chăm sóc cho người anh trai gần 30 năm qua. Các cô y tá trong viện điều dưỡng cũng chăm sóc cho chú Tài tui 30 năm qua. Họ giống nhau ở chỗ có trái tim nhân hậu nên biết yêu thương chăm sóc những người kém may mắn hơn mà không ghê sợ hay than van với ai. Một điểm khác lớn ở họ là các y tá làm việc có lương, thuốc men chú Tài được cung cấp, cũng như phòng bệnh mà chú Tài nằm, và nhiều chi phí khác trong 30 năm qua được chính phủ tài trợ. Bạn Tiên tôi thì chăm sóc cho người anh trai cũng gần 30 năm qua nhưng dỉ nhiên không được trả lương…
Khi nhận ra bạn Tiên, tôi đã trả lời câu hỏi, "bạn có còn nhớ mình không nhỉ?" rằng "không chỉ luôn nhớ mà còn rất thương" là vậy.
Thương bạn vì dù gia đình bạn trải qua bao nhiêu thử thách, bạn mình vẫn luôn mạnh mẽ và vui vẻ, lạc quan với đời. Suốt mấy giờ trò chuyện, bạn không một lời than thở mà ngược lại chỉ giản dị nói, "Mình nghĩ mình may mắn có sức khỏe và công việc làm để có thể giúp những người kém may mắn khác, nhất là người nhà của mình."
Quả đúng, bạn Tiên đâu chỉ tốt với người nhà của mình thôi. Bạn đã nhớ tới một người bạn nhỏ khác và lo lắng khi thấy có khủng bố. Tôi mới là người đã có thể nghĩ bạn Tiên chẳng còn nhớ nổi mình đâu… Được bạn Tiên tìm lại, tôi như được nhận một món quà lớn. Một món quà hiếm hoi, nhiều ý nghĩa.
Nếu Việt Nam mình có nhiều cá nhân có lòng nhân hậu và biết lo lắng quan tâm cho những người và những việc cần thiết thì xã hội đó, đất nước đó, sẽ bớt lại rất nhiều những chuyện khó khăn, khổ đau.
Bạn Tiên như một thiên thần nhỏ đội lốt người em gái, người con gái, một người bạn gái,…
Khoảng 10 năm trước, tôi có tình cờ thấy lại bạn Tiên trong một lần về thăm nhà, nhưng hai đứa đi qua nhau rất nhanh, không kịp ngừng lại trò chuyện. Lần sau, khi được gặp lại bạn Tiên, tôi phải nhất định ôm người bạn quý yêu này của mình một cái thật chặt.
"Hôm nay là một ngày đặc biệt. Tụi mình đã tìm lại được nhau!"
"Bạn chấy rận lạc gần hết, đâu còn bao nhiêu. Tụi mình phải rán giữ." Bạn Tiên nói.
Bạn thời chấy rận? Vâng, chúng tôi đã đi học mẩu giáo, rồi cấp một chung với nhau. Bạn từ cái thời còn con nít và đứa nào cũng đầy chấy...
Cảm ơn bạn Thủy Tiên của tui,
Phải cảm ơn cả bạn Sơn Châu nữa…
Cho dù cuộc đời mình có phải trải qua bao nhiêu thăng trầm thử thách, được biết mình luôn hiện hữu trong lòng một người nào đó, bấy nhiêu cũng đủ cho mình cảm thấy hạnh phúc và mạnh mẽ.
Anne Khánh-Vân
Những chuyện không mấy vui này dỉ nhiên hổng mấy muốn nhắc lại, nhưng vì cũng phải 30 năm rồi giờ chúng tôi mới có dịp thật sự trò chuyện với nhau nên thụt lùi thật xa rồi từ từ cập nhật.
Tôi tiếp tục: "Anh Dũng có đỡ hơn trước không Tiên?"
"Cũng vậy. Chỉ lết được trong nhà thôi. Cách đây gần 1 năm, có lần bỗng dưng anh Dũng đang ngồi thì quíu chân tay, như lên cơn động kinh, miệng trào bọt mép. Hôm sau đi khám thì bác sĩ cho uống thuốc để chống động kinh thì phải. Nên tháng tháng phải đi tái khám, lấy thuốc."
Nghe đến đây, tự dưng tôi nhớ đến chú Tài tui; chú cũng đã nằm liệt một chỗ 30 năm qua. Tôi đọc tiếp những dòng chia sẻ của bạn Tiên và nghĩ về cuộc đời. Lạ! Như gia đình Tiên, gia đình tôi, nhiều gia đình khác, cá nhân khác, chú Tài cũng đã đi tìm đường giải thoát và đi vượt biên… Sau thời gian sống khó khăn ở đảo như hàng trăm ngàn người vượt biên tị nạn, khi vừa đến Mỹ thì chú Tài đã không may mắn, mắc bệnh và nằm liệt một chỗ. Chôn cả tuổi trẻ của mình trên giường bệnh. Thành ra dòng đời có dẫn mình đi qua nhiều ngõ ngách và đến những nơi khác nhau, nhưng về Tiền Giang, ra Bắc hay vô Nam, qua Pháp, hay qua Mỹ thì sứ mệnh của mỗi người có thể khác nhau nhưng liệu số mệnh có khác nhau chăng? Số mệnh của một con người sẽ ít nhiều được hoặc chịu ảnh hưởng của sứ sở nơi mình sinh sống vì mình là một phần tử của một tập hợp có những cộng nghiệp.
Khi tôi hỏi bạn Tiên có những giải trí cá nhân gì sau giờ làm việc, bạn Tiên trả lời, "... thì về nhà lo cơm nước rồi tắm rửa cho anh Dũng cũng hết ngày. Sáng mai, Tiên phải đưa anh Dũng đi lấy thuốc trước khi đi làm."
Tôi hình dung từng sinh hoạt và chuyển động ở ngôi nhà bạn Tiên. Song tôi hình dung những sinh hoạt ở trung tâm điều dưỡng nơi chú Tài tui đã ở. Bạn Tiên của tôi như các cô y tá ở đó. Bạn Tiên tự chăm sóc cho người anh trai gần 30 năm qua. Các cô y tá trong viện điều dưỡng cũng chăm sóc cho chú Tài tui 30 năm qua. Họ giống nhau ở chỗ có trái tim nhân hậu nên biết yêu thương chăm sóc những người kém may mắn hơn mà không ghê sợ hay than van với ai. Một điểm khác lớn ở họ là các y tá làm việc có lương, thuốc men chú Tài được cung cấp, cũng như phòng bệnh mà chú Tài nằm, và nhiều chi phí khác trong 30 năm qua được chính phủ tài trợ. Bạn Tiên tôi thì chăm sóc cho người anh trai cũng gần 30 năm qua nhưng dỉ nhiên không được trả lương…
Khi nhận ra bạn Tiên, tôi đã trả lời câu hỏi, "bạn có còn nhớ mình không nhỉ?" rằng "không chỉ luôn nhớ mà còn rất thương" là vậy.
Thương bạn vì dù gia đình bạn trải qua bao nhiêu thử thách, bạn mình vẫn luôn mạnh mẽ và vui vẻ, lạc quan với đời. Suốt mấy giờ trò chuyện, bạn không một lời than thở mà ngược lại chỉ giản dị nói, "Mình nghĩ mình may mắn có sức khỏe và công việc làm để có thể giúp những người kém may mắn khác, nhất là người nhà của mình."
Quả đúng, bạn Tiên đâu chỉ tốt với người nhà của mình thôi. Bạn đã nhớ tới một người bạn nhỏ khác và lo lắng khi thấy có khủng bố. Tôi mới là người đã có thể nghĩ bạn Tiên chẳng còn nhớ nổi mình đâu… Được bạn Tiên tìm lại, tôi như được nhận một món quà lớn. Một món quà hiếm hoi, nhiều ý nghĩa.
Nếu Việt Nam mình có nhiều cá nhân có lòng nhân hậu và biết lo lắng quan tâm cho những người và những việc cần thiết thì xã hội đó, đất nước đó, sẽ bớt lại rất nhiều những chuyện khó khăn, khổ đau.
Bạn Tiên như một thiên thần nhỏ đội lốt người em gái, người con gái, một người bạn gái,…
Khoảng 10 năm trước, tôi có tình cờ thấy lại bạn Tiên trong một lần về thăm nhà, nhưng hai đứa đi qua nhau rất nhanh, không kịp ngừng lại trò chuyện. Lần sau, khi được gặp lại bạn Tiên, tôi phải nhất định ôm người bạn quý yêu này của mình một cái thật chặt.
"Hôm nay là một ngày đặc biệt. Tụi mình đã tìm lại được nhau!"
"Bạn chấy rận lạc gần hết, đâu còn bao nhiêu. Tụi mình phải rán giữ." Bạn Tiên nói.
Bạn thời chấy rận? Vâng, chúng tôi đã đi học mẩu giáo, rồi cấp một chung với nhau. Bạn từ cái thời còn con nít và đứa nào cũng đầy chấy...
Cảm ơn bạn Thủy Tiên của tui,
Phải cảm ơn cả bạn Sơn Châu nữa…
Cho dù cuộc đời mình có phải trải qua bao nhiêu thăng trầm thử thách, được biết mình luôn hiện hữu trong lòng một người nào đó, bấy nhiêu cũng đủ cho mình cảm thấy hạnh phúc và mạnh mẽ.
Anne Khánh-Vân
No comments:
Post a Comment