Saturday, December 25, 2010

Merry Christmas, My Friend





"I will never forget you," the old man said. A tear rolled down his leathery cheek. "I'm getting old. I can't take care of you anymore."

With his head tilted to one side, Monsieur DuPree watched his master. "Woof, woof! Woof, woof!" He wagged his tail back and forth, wondering, What's he talking about?

"I can't take care of myself anymore, let alone take care of you." The old man cleared his throat. He pulled a hankie from his pocket and blew his nose with a mighty blast.

"Soon, I'll move to an old-age home, and, I'm sorry to say, you can't come along. They don't allow dogs there, you know." Bent over from age, the old man limped over to Monsieur DuPree and stroked the dog's head.

"Don't worry, my friend. We'll find a home. We'll find a nice new home for you." As an afterthought he added, "Why, with your good looks, we'll have no trouble at all. Anyone would be proud to own such a fine dog."

Monsieur DuPree wagged his tail really hard and strutted up and down the kitchen floor. For a moment, the familiar musky scent of the old man mingling with the odor of greasy food gave the dog a feeling of well-being. But then a sense of dread took hold again. His tail hung between his legs and he stood very still.

"Come here." With great difficulty, the old man knelt down on the floor and lovingly pulled Monsieur DuPree close to him. He tied a ribbon around the dog's neck with a huge red bow, and then he attached a note to it. What does it say? Monsieur DuPree wondered.

"It says," the old man read aloud, "Merry Christmas! My name is Monsieur DuPree. For breakfast, I like bacon and eggs - even cornflakes will do. For dinner, I prefer mashed potatoes and some meat. That's all. I eat just two meals a day. In return, I will be your most loyal friend."

"Woof, woof! Woof, woof!" Monsieur DuPree was confused, and his eyes begged, What's going on?

The old man blew his nose into his hankie once more. Then, hanging on to a chair, he pulled himself up from the floor. He buttoned his overcoat, reached for the dog's leash and softly said, "Come here, my friend." He opened the door against a gust of cold air and stepped outside, pulling the dog behind. Dusk was beginning to fall. Monsieur DuPree pulled back. He didn't want to go.

"Don't make this any harder for me. I promise you, you'll be much better off with someone else."

The street was deserted. Leaning into the wintry air, the old man and his dog pushed on. It began to snow.

After a very long time, they came upon an old Victorian house surrounded by tall trees, which were swaying and humming in the wind. Shivering in the cold, they appraised the house. Glimmering lights adorned every window, and the muffled sound of a Christmas song was carried on the wind.

"This will be a nice home for you," the old man said, choking on his words. He bent down and unleashed his dog, then opened the gate slowly, so that it wouldn't creak. "Go on now. Go up the steps and scratch on the door."

Monsieur DuPree looked from the house to his master and back again to the house. He did not understand. "Woof, woof! Woof, woof!"

"Go on." The old man gave the dog a shove. "I have no use for you anymore," he said in a gruff voice. "Get going now!"

Monsieur DuPree was hurt. He thought his master didn't love him anymore. He didn't understand that, indeed, the old man loved him very much but could no longer care for him. Slowly, the dog straggled toward the house and up the steps. He scratched with one paw at the front door. "Woof, woof! Woof, woof!"

Looking back, he saw his master step behind a tree just as someone from inside turned the doorknob. A little boy appeared, framed in the doorway by the warm light coming from within. When he saw Monsieur DuPree, the little boy threw both arms into the air and shouted with delight, "Oh boy! Mom and Dad, come see what Santa brought!"

Through teary eyes, the old man watched from behind the tree as the boy's mother read the note. Then she tenderly pulled Monsieur DuPree inside. Smiling, the old man wiped his eyes with the sleeve of his cold, damp coat. Then he disappeared into the night, whispering, "Merry Christmas, my friend."

-------------------

Reprinted by permission of Christa Holder Ocker (c) 1998 from Chicken Soup for the Kid's Soul by Jack Canfield, Mark Victor Hansen, Patty Hansen and Irene Dunlap. In order to protect the rights of the copyright holder, no portion of this publication may be reproduced without prior written consent. All rights reserved.

Saturday, August 14, 2010

Rác Sạch, Rác Đẹp

Anne Khánh Vân                                                               
***
Cuối tuần rồi, anh em chúng tôi đi biển Virginia Beach. Trời khô nóng quá, chỗ nào có cây cối, có bóng mát, nhất là có nước, thì ôi chao là đông người. Đang đi trên xa lộ 264 hướng ra biển, ông anh chỉ tôi cái... gọi là "dump site" và nói, "Em vẫn thường thắc mắc không biết người Mỹ họ 'cất' rác ở đâu, ra sao mà nước Mỹ luôn sạch, luôn đẹp, chẳng bao giờ thấy những đống rác hôi hám, bẩn thỉu 'lộ thiên' dọc các con đường."

Tôi nhìn sang phía anh chỉ, chẳng thấy dấu vết gì của rác rến, ngược lại là một công viên vô cùng đẹp. Từ đường nhìn vào, chỉ thấy những cánh đồi mênh mông với những thảm cỏ và cây cối xanh rì. Dưới chân những cánh đồi quanh đó là những hồ nước. Rất nhiều người lớn trẻ con đang pic-nic, đánh banh, chạy nhảy,... Một số diều với đủ màu sắc tung bay trong gió... Có thể thấy đã rất đông người đang ở trên ấy, vậy mà từ ngoài đường, vẫn nhiều người lớn và trẻ con khác nối đuôi nhau tiếp tục đi vào cái mà người ta đã từng gọi... "dump site".

Khi xe chúng tôi chạy thêm một quảng về phía trước của "dump site", một bảng hiệu hiện lên. Khung cảnh yên vui vừa đi qua cứ làm tôi nghĩ công viên này phải có một cái tên thật hoa mỹ... như công viên Thái Bình, công viên Chiến Thắng, hay công viên Thành Công... gì gì đó. Dè đâu, tên gì mà khiêm tốn và dễ thương hết chỗ chê: "Mount Trashmore Park Virginia Beach".


Rõ ràng, thẳng thắn, minh bạch. Thêm một dịp cho tôi thêm phục cái văn hóa này của người Mỹ. Rác thì nhận là rác, sai thì nhận là sai. Không có gì phải dối trá, lẫn tránh. Nhưng cái thời nơi đây còn là sở rác đã 4, 5 chục năm... Bây giờ, rác không còn là rác...

Cái sở rác một thời mà nay là Mount Trashmore Park khổng lồ của thành phố Virginia Beach này được chính thức trở thành công viên vào năm 1973 và được xây dựng vào năm 1978. Nó trải rộng trên diện tích 165 mẫu với các đồi ở độ cao trên 60 feet (18 m) và độ dài trên 800 feet (240 m). Những thứ để vui chơi giải trí trên ấy là những thảm cỏ bát ngát để picnic; sân chơi cho trẻ em; sân đánh bóng rổ, bóng chuyền; những con đường đi bộ dài 3, 4 cây số, lên núi, dọc hồ nước... Trong số những hồ nước ở đó, có hai hồ được phép câu cá. Có các máy bán thức ăn, có bãi đậu xe, và dĩ nhiên là có hàng loạt nhà vệ sinh. Có cả cảnh sát bảo vệ an ninh và tổ chức cứu thương. Họ thay phiên rảo quanh khắp nơi để kịp thời giúp đỡ trường hợp bất trắc xảy ra.

Một chi tiết đáng chú ý ở Mount Trashmore Park là Kids' Cove, một sân chơi rất kiên cố và hiện đại cho trẻ em. Nó được thiết kế từ chính sáng kiến của các em. Đặc biệt nữa là nó đã được hoàn toàn xây dựng từ công sức và tài chánh đóng góp tình nguyện của người dân, với sự điều phối bởi Câu Lạc Bộ Phụ Nữ của thành phố Virginia Beach.

Bạn có thể nào đoán hàng năm có bao nhiêu người đến Mount Trashmore Park này vui chơi không? Thưa, trả lời là hơn một triệu người!

Nhưng chưa "đã" đâu. Bạn mà đi vào chi tiết, chịu khó đến thăm những "sở rác" "đương thời" để tìm hiểu và tận mắt chứng kiến quá trình người Mỹ thải hồi rác ra sao, cách thức người Mỹ biến sở rác thành công viên như cái Đồi Rác ở Virginia Beach thế nào, thì bạn sẽ còn "mê" và phục nhiều hơn.

Tôi đến "sở rác" ở Lorton, Fairfax County, Virginia, để thỏa mãn nhu cầu "hiếu kỳ" và để kể chuyện bạn nghe. Cả một guồng máy tinh vi!

Bắt đầu nhé!

Chắc chúng ta có để ý mỗi khi xe tải rác đến từng nhà thu rác. Rác trong thùng của chúng ta vừa được đổ vào bửng rác phía sau xe tải thì cái mõm của bửng rác này liền được đóng sập lại. Không cọng rác nào có thể lọt ra ngoài. Mõm bửng này cũng hạn chế được việc thoát mùi hôi. Đầy rác trong bửng rồi, họ sẽ chở đến sở rác của thành phố.

Các sở rác thường nằm xa ngoài ngoại ô. Rác đến đây sẽ được phân loại. Thủy tinh theo thủy tinh, nhựa theo nhựa, kim loại theo kim loại, gỗ theo gỗ, giấy theo giấy,...v. v... Những loại rác nào có thể là nguyên liệu tái chế biến, chúng sẽ được rửa sạch, ép dẹp, đóng thành khối và bán lại cho các nhà máy tái chế biến. Các nhà máy dùng nguyên liệu tinh chất, trong quá trình chế biến, chúng cũng có rác. Nhưng những rác này sẽ chưa được cho vào thùng rác ngay đâu. Chúng sẽ được chuyển sang các nhà máy tái chế.
Ví dụ: Những khối nhựa chữ nhật thật to, cao khoảng 8 tấc, ngang khoảng 3, 4 tấc, dài khoảng 1 mét, chân hơi bè ra, thân hẹp lại, được xếp nối thành hàng dài, dạng tường, để ngăn ranh giới giữa công trình xây dựng và đường xe chạy mà chúng ta vẫn thỉnh thoảng nhìn thấy trên các đường phố, xa lộ; chúng được chế biến từ nhựa tạp, nấu lại từ những loại rác nhựa. Những thứ rác từ cây cối, vườn tược,... sẽ được sở rác cho nghiền ra, cho thêm những chất bỗ dưỡng cho đất để được dùng lại cho vườn tược.
Nếu bạn có những nhánh cây cắt tỉa từ cây cối trong vườn mà cần cắt vụn, bạn có thể chở đến sở rác nhờ họ cắt. Chúng ta có thể chở về ngay những cây vụn mà sở rác đã cắt từ cây cành của những người mang đến trước chúng ta, hoặc cây cành mà sở rác gạn ra từ rác. Chúng ta muốn chở về bao nhiêu cây vụn này cũng được, hoàn toàn..."free". Bạn cứ thử tưởng tượng xem, mỗi Giáng Sinh hàng năm, sẽ có bao nhiêu cây Thông được trở thành... rác? Người Mỹ thường có thói quen chở chúng thẳng đến sở rác và chở vể một số gỗ vụn, chăm cho vườn, hoặc chăm một cây Thông nào đó để sang năm lại... chặt, trưng, vứt... hihi. Dùng cây vụn này rải trên mặt đất sẽ giúp giữ độ ẩm cho đất...

Sau khi phân loại, sàng lọc, tái chế, rồi lại tái chế, những thứ rác thật sự "hết xài" thì sao?
"Hết xài" đây có nghĩa không còn dùng được cho bất cứ việc gì khác mà chỉ có thể có lợi cho đất. Thì... tro bụi sẽ trở về với tro bụi. Chúng sẽ được đưa vào..."nghĩa trang". Cũng ở sở rác đó, chúng sẽ được chở sâu vào trong, đổ thành những ụ, và được lấp đất lại. Trước khi lấp đất, họ sẽ cho hóa chất tiệt trùng để ngăn chận những khả năng ô nhiễm... Rác không "lộ thiên", không bốc mùi hôi, không là nôi để sâu bọ, vi trùng sinh sôi nảy nở. Cứ như thế, mỗi ngày trôi qua, sở rác sẽ có thêm những nấm mồ rác mới, dần cao lên, rộng ra... trở thành những cánh đồi.

Một chi tiết quan trọng: bên dưới những cánh đồi rác này có cả một hệ thống ống thông thương với nhau. Chúng có công dụng giúp giảm hoặc cân bằng nồng độ của khí Methane (uất khí). Khi nồng độ của khí Methane tăng cao (vì trời quá nóng chẳng hạn), khí methane sẽ theo những ống thoát này, thông với không khí, giúp cân bằng sức ép. Những đồi rác sẽ không trở thành những "quả bom nổ chậm", nhất là khi có sét đánh. Bạn biết rồi, ngay trong cái bụng của chúng ta, khi ăn quá no hoặc bị sình bụng, nó cũng sản xuất những quả "bom nổ chậm" và cần một hệ thống thông hơi đó mà (hì hì)!

Năm năm sau, mười năm sau, mười lăm năm sau,... khi các mồ rác đạt đến độ cao và diện tích của giới hạn, sở rác này sẽ từ từ thu gom lại công việc, chuyển dần mọi hoạt động sang một địa điểm khác, nơi đã được nghiên cứu và tính toán sẽ được dùng làm sở rác, nơi đã được lên bản vẽ và thiết kế sẽ trở thành công viên,...

Vậy còn những hồ nước quanh đồi thì sao? Ở đâu mà có? Có để làm gì?



Khi cào đất lên để lấp rác, những khoảnh đất này sẽ dần có độ sâu. Nó cũng được cố tình dùng để làm hồ nước sau đó. Những hồ nước này chính là những "máy lọc", "máy kiểm tra", "máy định lượng" kết quả quá trình chôn rác.

Khi mưa xuống, nước ngấm vào đất, nước thoát ra ngoài, chảy vào hồ. Nước hồ sẽ được sở y tế và bảo vệ môi sinh và môi trường liên tục thử nghiệm để đo lường và kiểm tra độ sạch, hoặc độ ô nhiễm nếu có, của rác được chôn vùi bên trong. Một thời gian sau, khi mọi thứ đạt bảo hòa, khi độ sạch của nước đạt tiêu chuẩn, hồ sẽ cho nuôi cá và được phép câu.

Người Mỹ "cất" rác và thải hồi rác của họ như vậy đó. Họ rất biết biến hôi thối, dơ bẩn thành thơm tho, sạch sẽ; biến vô dụng thành hữu dụng. Họ rất biết phục thiện. Việt Nam mình có biết "cất" rác hay không? Có biết thải hồi rác hay không? Có biết phục thiện hay không?

Hồi còn ở Việt Nam, mỗi khi ra đường, tôi vẫn sợ nhất khi phải đi ngang qua những tụ điểm rác, hoặc phải đi phía sau xe tải chở rác. Xe tải rác nào "lịch sự" với người đi đường thì còn có mãnh vải lưới mỏng trùm hờ phía trên. Chiếc nào "bất... lịch sự" thì cứ sờ sờ cái bửng rác to tướng, hôi rình, chạy khắp nẻo đường. Khi có gió một chút và tài xế mà nổi hứng nhấn chân ga hơi mạnh thì dù có vải lưới che hay không, thỉnh thoảng rác vẫn tung lên không gian, bay đến trước mặt người chạy xe nào..."tới số" ở phía sau.

Chỉ phải đi phía sau xe tải chở rác năm mười phút, chỉ phải đi ngang qua những tụ điểm chứa rác vài chục giây... mà ai cũng khó chịu vì sự dơ bẩn và mùi hôi. So sánh điều kiện làm việc của nhân viên sở rác ở Mỹ và Việt Nam, thương nhân viên sở rác Việt Nam quá. Họ đã phải làm cái công việc tồi tệ bẩn thỉu nhất, vậy mà điều kiện làm việc còn quá tệ... Không có áo quần và nón để cách ly với rác khi làm việc. Không được khử trùng và kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Không được trả lương đủ sống. Họ cứ hàng ngày lăn lộn, chôn vùi mình trong rác, như chôn vùi chính cuộc sống và tương lai của họ trong rác.

Ở Mỹ, người ta biến sở rác thành những công viên cho dân chúng đến vui chơi giải trí. Ở Việt Nam, ngoài những tụ điểm rác lộ thiên đầy đường, công viên cũng ít nhiều là những tụ điểm rác với đầy đủ các loại!

Rác có phải những gì không hay, không sạch, không đẹp, không thơm, không còn dùng được, không nên giữ... mà phải bỏ đi, phải chôn đi, và thải hồi nó thành những thứ tốt hơn, hữu dụng hơn? Trong ý nghĩa đó, rác không phải chỉ những gì chúng ta nhìn thấy, sờ mó được, mà kể cả những thứ vô hình, hiện hữu trong tâm, trong trí, trong quan hệ giữa con người với con người...

Văn hóa "cất" rác của người Mỹ là có rác đến đâu, họ lấp rác đến đó.

Văn hóa của người Việt Nam thì... khác. Hình như chúng ta không chỉ không có thói quen lấp rác mà còn hay bới rác ra, "đẩy" rác sang "nhà" người khác. Rác từ trong lòng, ra tới ngoài đường, ngoài xã hội,...

Rác từ trong lòng?

Nhiều gia đình có những chuyện bất hòa thù ghét nhau từ 3, 4 chục năm trước. Rác lòng ở thế hệ cha mẹ đó, nếu không thể biến thành đẹp, không biết cách lấp lại, xóa đi, thì cũng đừng nên bới ra. Không làm được như vậy nên tuy cùng giòng họ, cùng máu mủ, nhưng không muốn liên lạc, không muốn thân thiện, vì sợ khi gặp nhau, khi liên lạc thăm hỏi nhau, sẽ chẳng có gì khác ngoài chuyện bới rác ra mà... "kể tội" người này, "kể tội" người kia,... Rác rến đó lại được tiếp tục tiêm nhiễm sang thế hệ con cháu, mầm thù hận đó lại gieo sang tâm hồn trong trắng của trẻ thơ. "Đó là những người ba ghét, đó là những người mẹ không ưa... tụi con cũng phải ghét, cũng phải không ưa..."

Phóng lớn lên kích thước cả nước. Chiến tranh với "Thực Dân Pháp" hay "Đế Quốc Mỹ" đã kết thúc từ trước khi thế hệ chúng con sinh ra đời, cũng giống như cái thời Mount Trashmore Park kia từng là "dump site" 4, 5 chục năm trước. Nhưng trong sách vở giáo khoa cho các con học từ trong trứng nước, trong những ngày lễ "chiến thắng", trong các viện bảo tàng... vẫn không thiếu những "dụng cụ" "kể tội" những "kẻ thù" này, trong khi nhà nước đã "bang giao", đã nhận viện trợ, đã nhận giúp đỡ, đã nhận hàng tỷ tiền... để giúp đất nước chúng ta phát triển, giúp mối quan hệ giữa Việt Nam và các "kẻ thù" này tốt đẹp...

Việt Nam mình không cần phải học hỏi gì quá cao xa, quá khó khăn của Mỹ. Chỉ cần học được ý thức vứt rác, biến rác thành ích lợi... Còn không, chừng nào rác còn đầy trong lòng, rác còn đầy đường phố, rác còn khắp nơi thì nhà cầm quyền và đất nước họ đang chiếm đóng sẽ mãi dơ, mãi bẩn, mãi không thoát ra được chính cái rác của mình, và khó mà theo kịp nước người.

Anne Khánh Vân

Sunday, February 14, 2010

Bão Tuyết Và “Hạnh Phúc”

Anne Khánh Vân

Bài số 2861 -1628961- vb4021010

Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp tài chính kinh tế tại Pháp, Anne Khánh Vân hiện sống tại Virginia và làm việc tai AECOM Itnernational Development. một trong 500 đại công ty hàng đầu thế giới. Với 45,000 nhân viên, hoạt động trong các dự án giúp phát triển kinh tế tại hơn 100 quốc gia. Trong báo xuân Việt Báo năm nay, Anne Khánh Vân có bài “Nến Trăm Đầu”, kể đủ thứ chuyện, về đủ loại trợ cấp xã hội, từ Pháp sang Mỹ, từ Mỹ sang Tầu, Ấn Độ, Việt Nam... Phần trích đăng lại “Nến Trăm Đầu” được lùi lại một ngày, nhường chỗ cho bài viết mới nhất về cơn bão tuyết dữ dằn tại miền Đông.



***

Đồng hồ chỉ 10 giờ sáng, tôi nhìn ra ngoài trời. Những hạt tuyết nho nhỏ bắt đầu thưa thớt rơi. Kỳ này, mấy nhà khí tượng phỏng đoán hơi bị... chính xác. Nhưng tuyết ướt nên rơi xuống bao nhiêu, tan ngay bấy nhiêu. Đường xá chỉ ướt nên giao thông và mọi sinh hoạt của ngày thứ sáu, 5 tháng 2, có vẻ vẫn bình thường... Vậy hổng biết cái phần phỏng đoán tuyết sẽ lên cao 2, 3 feet sẽ chính xác cỡ nào... Làm ơn phỏng đoán trật cù đèo dùm một cái cho bà con miền Đông nước Mỹ nhờ.

Hơn một tháng trước, weekend trước Giáng Sinh, miền Đông nước Mỹ, nhất là vùng Northern Virginia, Washington DC, Maryland... đã bị một trận tuyết xếp hạng của thế kỷ. Ai đã mong White Christmas thì tha hồ mà... trắng với xóa. Chỉ tội nghiệp những người phải đi làm. Phần đông là những chiếc xe tải đi rảy muối, đi cào tuyết. Những chiếc xe cũng bự cở cở thì là những đoàn cứu thương, giúp nạn,... Và...vậy mà, trong số những người đi làm cũng có mặt cái thân chí mén của tôi...

Nào có phải do tôi thích bon chen vô danh sách những người... hùng. Bữa đó, vì là kỳ lương ngay trước Giáng Sinh, quá trình làm lương và chuyển tiền vào từng tài khoản bị rút ngắn hai ngày. Để tất cả mọi nhân viên từ trong nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới nhận lương "đúng giờ", phải có một người "anh dũng... băng rừng, xẻ núi" trong bão tuyết... ngày weekend.

Sau khi hoàn tất công việc đúng hạn định, tôi gõ mail trình báo mấy người boss quan trọng rằng "Mission accomplished!" ("Sứ mệnh đã hoàn tất!"). Gửi mail đi, tôi tắt máy, tìm cách lội tuyết ra về... May quá, luôn được trời thương! Trời đã gửi đến cho tôi một "Ông... Noel". Trên những ngài Hươu khổng lồ với những chiếc sừng mạnh mẽ, sức lực dẻo dai, tôi được ông Noel phi như bay trên không, đưa về đến nhà bình yên, không sứt mẻ.

Trong lúc đó, mấy cái ông boss ở khắp nơi thấp thỏm lên mạng, check mail... "Không biết nhỏ Anne có qua nổi keo này hay không?"... Ôi chao! Xong rồi kìa!... Mấy ông boss viết thư trả lời, "Tụi tao mắc nợ mày 'a big one' nghen Anne."

Tôi trả lời thư họ, "Mấy người hãy cảm ơn ông Noel đã giúp tôi hoàn tất sứ mệnh. Còn phần cố gắng của tôi thì xin làm quà Giáng Sinh cho mọi người khắp nơi..."

*

Trận tuyết kỳ này sẽ còn kinh... khủng hơn. Tuyết sẽ dầy hơn lần trước kha khá nhiều. Nó sẽ được xếp hạng trận tuyết lịch sử từ trước đến nay của vùng Northern Virginia, Washington DC, Maryland... May phước một điều, kỳ lương vừa làm xong nên tôi thong dong nằm nhà nguyên ngày thứ sáu, ngắm tuyết rơi. Chiều tối tới, tuyết bắt đầu nặng hạt và dầy đặc hơn. Tuyết bắt đầu đọng lại, trắng hết mọi cảnh vật. Đi bộ hay đi xe gì cũng không thể nào thấy đường. Đi bộ thì tuyết cứ tạt vào mặt; đi xe thì tuyết cứ xối ào ào vào kiếng xe; cặp quẹt nước không quẹt xuể... Tôi cũng đã qua nhiều trận bão tuyết và lần mà tôi nhớ nhất là chuyện kể trong "Tình Người Sưởi Ấm Trái Tim." Trận bão kỳ này trầm trọng hơn, không biết sẽ ra sao?

Tuyết cứ thế rơi suốt đêm thứ 6, rơi sang suốt ngày thứ 7. Chiều ngày thứ 7, tôi thử ra ngoài bước đi vài bước "đo tuyết" xem sao. Nè, đo nè... Một bước, hai bước... Người tôi lún trong tuyết qua cả bắp vế. Chiếc xe tôi thì tuyết lên cao tới nửa cửa xe... Có nghĩa, nhìn quanh, sẽ hổng thấy "da thịt" của nó đâu cả vì bị bít bùng trong biển tuyết.

Tôi trở vô nhà, lên Net tìm xem tin tức... Internet cà xịch cà đụi, khi up khi down... Qua nhiều lần thử mới xem được vài phóng sự...

Đô Trưởng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn tuyên dương cả ngàn nhân viên cào tuyết đang làm việc cật lực khắp nơi...

Nhân viên cào tuyết "trách yêu" người dân... "Tuyết như vầy, công nhận đẹp thiệt, thích thiệt... nhưng bà con phải nghĩ tới những người cày tuyết của tụi tui một chút xíu. Tụi tui đã cố gắng hết sức, làm việc ngoài lạnh trong lúc mọi người trùm mền thật ấm trong nhà. Vậy thì bà con cứ làm ơn làm phước ở ấm trong nhà để tụi tui yên ổn cào dọn ít nhất là lớp tuyết đầu tiên. Sau đó bà con muốn ra đào bới hay đi chơi ngang dọc đâu thì tha hồ... Nhưng bà con đâu có chịu làm như vậy. Cứ đi lung tung ra ngoài, đào bới tán loạn khi đường xá còn đầy tuyết. Thế là tuyết bừa bãi, tung tóe; hết xe này kẹt đến xe kia sụp... Làm bọn tui cứ phải vừa cào tuyết, vừa dọn thêm những thứ đáng lẽ không cần làm, rồi vừa phải tránh mấy người, nhất là những người đi bộ, cứ đi sờ sờ ngang sương giữa đường... Làm tụi tui mất nhiều thời gian hơn. Thay vì cào được 2, 3 vùng thì chỉ cào được 1 vùng. Những vùng kia phải tê liệt nằm chờ,... Và thế rồi sau đó, sẽ có người than phiền 'mấy ông cào tuyết' đi đâu không biết, chẳng cào vùng tôi, tôi không đi làm được... Quý vị cứ hãy kiên nhẫn ở yên trong nhà, mọi người sẽ được ra khỏi nhà sớm. Còn nôn nóng ra ngoài sớm thì nhiều người sẽ bị kẹt trong nhà lâu hơn."

Mà thật vậy, thấy tuyết đẹp, ai cũng ham vui... quên mất lực lượng cào tuyết cần sự hiệp sức của chúng ta ra sao... Mọi tiến triển cần phải theo một trật tự nếp nang, có kết hợp hài hòa thì sinh hoạt của thành phố mới chóng trở lại bình thường... Còn không, mọi sinh hoạt sẽ không chỉ bị tắt nghẽn mà còn đi đến chỗ tê liệt.

*

Sáng Chủ Nhật, bắt đầu thấy bóng dáng các xe tải cào tuyết đến vùng tôi. Đây là lần cào và rảy muối thứ 2. Nói là muối nhưng thật sự đó là một hổn hợp gồm muối, cát và mạc cưa để giúp tuyết tan mà không trơn, bánh xe sẽ có thêm độ dính. Họ bắt đầu làm những con đường lớn. Chắc không lâu nữa sẽ đến khu nhà tôi. Nguyên cả hai ngày thứ 6 và thứ 7, tôi ở yên trong nhà nên lối ra vào nhà vẫn ngập tuyết. Xe đậu trước nhà thì vẫn bị chôn trong tuyết. Phải đẩy tuyết khỏi lối ra vào nhà thì mới ra được tới xe để "cứu" xe ra khỏi tuyết. Và phải làm sao để khi xe tải cào tuyết đi ngang khu nhà mình, mình đã xong việc, sẽ không cản trở lưu thông.

Trong khi chờ bạn đến cào tuyết phụ, tôi quấn khăn, đội nón, mang giầy ra... "lao động là... vinh quang". Đang lay hoay với cái xẻng có kích thước cũng bự ngang ngửa mình... thì từ xa, có một người cũng cầm xẻng đi đến. "Cô có cần giúp không?" - Đến gần, tôi nhận ra một anh Xì...Dầu (không phải giàu). "Công việc này hơi nặng nề cho một phụ nữ (nhất là nhỏ con như tôi - chắc ý anh ta muốn nói vậy?), để tôi phụ cô một tay, không sao đâu." Anh ta là "cứu nhân" ai gửi đến vậy? Vậy thì... "sure,... làm ơn đào tuyết phụ tôi!" Thế là tôi thì cào tuyết bên trên xe xuống, còn anh Xì Dầu thì đào tuyết từ cửa nhà tôi đi ra lề đường.

Vừa làm việc, chúng tôi vừa trò chuyện rất vui... mà hình như toàn là tôi hỏi và anh Xì Dầu thì trả lời... "phỏng vấn". Ban đầu tôi cứ tưởng anh ta làm việc cho Home Association của khu tôi ở và có phận sự cào tuyết trên vỉa hè; xong việc rồi nên anh ta đi lanh quanh phụ... Nhưng nói chuyện thêm thì không phải. Anh Xì này có vợ và 3 con. Anh để vợ con ở ấm trong nhà. Anh vác cuốc đi "kiếm ăn".

"Vậy từ hôm qua tới giờ, anh giúp được bao nhiêu người rồi?"

"Tôi clean được mấy cái nóc nhà và clean được một số lối ra vào như nhà của cô."

"Ủa, tôi đâu bao giờ nghe chuyện cào tuyết trên mái nhà. Sao ngộ quá vậy?"

"Cô mà vô mấy xóm nhà thời xưa, vui lắm. Mái nhà họ thẳng và thấp. Tuyết mà ngưng đổ một chút, bà con sẽ không cào tuyết dưới đất liền đâu mà kéo nhau lên nóc nhà cào. Cứ hai ba người một nóc nhà. Họ truyện trò cười nói trên nóc nhà, vui nhộn lắm."

Anh Xì Dầu này nói phải. Nhà xây thời trước, mái nhà có độ cách nhiệt ít,... Để 4, 5 tấc tuyết dầy trên nóc, trong nhà sẽ rất lạnh. Khi tuyết còn sốp, nên cào tuyết xuống sớm. Chứ để tuyết cứng lên và đông thành đá thì những chỗ nào tuyết tan được, nước tan ra đó mà bị đá đông chận lại không có lối thoát, nó sẽ thấm ngược vào trong, gây ẩm, dột... (Mỹ gọi là "Ice dam")

Ở xứ lạnh, khám phá được nhiều chuyện về tuyết cũng thú vị và hữu ích thiệt.

Sau khi tôi đẩy xong 3, 4 tấc tuyết trên xe xuống để thấy lại "da thịt" của chiếc xe thì anh Xì Dầu cũng đã đào xong cho tôi một con... "đường mòn" từ nhà đi ra với hai bên có hai vách tuyết, vừa đủ bề ngang lui tới, ra vào. Anh chuyển sang xúc đi số tuyết xung quanh xe mà tôi vừa cào khỏi xe... Chúng tôi lại tiếp tục trò chuyện.

Anh Xì Dầu này ở Mỹ 20 năm rồi. Anh ta làm thợ xây nhà sửa cửa. Thời gian qua, việc làm xây sửa bị xuống thấp, anh ta không có việc đều đặn nên tìm được việc gì khác thì anh làm việc nấy.

Nghe anh Xì kể chuyện, tôi nhớ má Hai Lúa. Má Hai Lúa hay nói, "Siêng năng thì nhìn đâu cũng thấy có việc làm; còn lười biếng thì dù nằm trên một núi việc vẫn không thấy và khi có người lên tiếng nhờ cũng hổng nhúc nhích cục kịch..."

Công nhận phải nể mấy người Xì này. Trong cái tình trạng mọi thứ gần như tê liệt... họ vẫn nghĩ ra cách làm việc, thay vì nằm ủ rủ trong nhà, đổ thừa thời thế, thiên tai... Mấy anh Xì này thật biết cách "đi tìm... hạnh phúc"!

Tôi dzí dzỏm với anh Xì, "Một chốc nữa, khi bạn tôi đến, bạn tôi sẽ wao wao... vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy mọi thứ sạch boong. Tôi sẽ được phong chức 'lực sĩ' cho xem!" hi hi hi.

"Mà cô cũng lực sĩ thiệt. Nếu không, cô đã nằm yên trong nhà, đâu ra đây để mà tôi thấy và đến phụ."

Khoảng một tiếng sau, phía trước nhà tôi nhìn khác hẳn. Từ cửa nhà, ra cửa xe sạch sẽ trơn tru. Trước khi anh Xì đi, tôi biếu anh ít tiền, đủ một bữa ăn cho cả gia đình anh.

Có lẽ anh Xì đến giúp tôi với tinh thần tình nguyện nên anh hơi ngần ngại khi tôi đưa tiền. Cũng có thể vì tôi biếu anh Xì hơi nhiều so với những lần thưởng công anh ta nhận được mấy ngày qua nên anh có vẻ xúc động... Khi nhận tiền, anh nói, "Tôi đã chỉ muốn giúp cô, nhưng bây giờ là cô giúp tôi!"

Tôi quý anh Xì này ở chỗ khi chuyện trò, anh ta không hề than thở hay kể lể để tôi động lòng. Tôi thêm quý tinh thần tìm việc, làm việc và giúp người của anh.

Và... cứ thế, anh Xì với cái cuốc, tiếp tục đi xâu vào xóm nhà giàu, tìm xem có ai một mình đào tuyết không nổi, anh ta sẽ phụ... và tùy hỉ người được giúp, muốn thưởng công bao nhiêu thì thưởng công... Gặp phải người nào nghèo như anh, thì sau khi xong việc, họ sẽ tặng nhau một tách trà, trao nhau một nụ cười.

Anh Xì nghèo này làm tôi nhớ lại hình ảnh những người cha Việt đã còng lưng đạp xích lô, đạp xe đạp đi bán cà-lem, bán bánh giò... những năm từ sau 75 đến đầu 90. Thương vợ con, những người cha này bất cần biết trước kia mình đã từng là tướng hay tá. Thời cuộc thay đổi, siêng năng làm lụng để kiếm tiền nuôi vợ nuôi con. Họ làm việc quên mệt mỏi chỉ vì nghĩ đến tương lai của các con. Nhìn thấy cha mẹ mình cực khổ, các con sẽ thêm kiên trì, cố gắng để thành tài, thành nhân...

*

Thật sự là tôi đã rất vui sáng nay. Tôi cảm thấy đã san sẻ được một chút công ăn việc làm, một chút hạnh phúc với anh bạn Xì Dầu chịu thương chịu khó. Nhờ có anh Xì phụ một tay để đào chiếc xe ra khỏi tuyết, nó sẽ không bị kẹt lại vài ngày, tôi có thể đi làm ngày mai. Với số tiền nhỏ nhoi chia sẻ với anh Xì, tôi lại có thêm một ngày lương mà còn được boss khen siêng năng làm việc; và khi bạn của tôi tới, tôi còn được hoan hô, phong chức "lực sĩ"... hi hi hi.

Sức sống của thành phố được góp phần hồi phục từ những người xúc tuyết lẻ loi...

Đúng như bài Kinh Hạnh Phúc mà tôi đã được học. Hạnh phúc mà san sẻ thì nó sẽ được nhân lên, sẽ được tỏa đều. "Hạnh Phúc" nghe sao mà "sang cả"... nhưng nguyên ngữ thì "Hạnh" là sung sướng, "Phúc" là Bụng.

Hạnh phúc chỉ đơn giản là sướng... cái bụng. Khi kể lại câu chuyện bão tuyết này cho quý bạn ở những vùng nắng ấm nghe, tôi cũng đang sướng... cái bụng vì được hưởng chính cái hạnh phúc mình san sẻ... Và mong rằng hạnh phúc được tiếp tục san sẻ.


Anne Khánh Vân

Nàng Tuổi Dần

Anne Khánh Vân và Chắt của hai cụ Hoàng Ngô
***
Tôi là một cô gái tuổi Dần. Suốt thời niên thiếu sống trong nước, tôi lớn lên trong bâng khuâng và thắc mắc về những thành kiến của xã hội với cái tuổi Dần mình mang.

Do có… “máu Cọp” trong người nên tôi rất dễ nhận ra các “chị em Cọp” của mình… Nhiều người thật giỏi, thật thành công, nhưng cũng không ít trong số họ cũng thật truân chuyên, nhất là trong đường tình duyên. Tôi đã chứng kiến kha khá chuyện tình… Nhiều bà mẹ chồng tương lai đã rất mực yêu thương cô gái ấy và thầm mừng cho con trai sẽ có được một người vợ tốt như vậy, nhưng khi điều tra và khám phá cô gái ấy tuổi Cọp thì bà thay đổi ngay lập trường và hăm, "Có nó thì không còn mẹ!" - Ôi, thật bất công cho các nữ tuổi Dần.

Sang năm Canh Dần, nhìn lại những năm tháng xuôi ngược, lên xuống… "sơn lâm" đời Cọp của mình, hình như tôi đã được "Thần Cọp" gửi đến cho một người rất "rành rọt" về các con giáp, nhất là "giống Cọp". Tôi đã từng được xem tử vi cho, nhưng chưa bao giờ nhận thấy có người thấu đáo "giống Cọp" của tôi như người mà "Thần Cọp" đã gửi đến này. Người ấy đã mở ra trong tôi những cái nhìn rất mới mẻ và sắc sảo về sự hiện diện của những Nàng Tuổi Dần trên thế gian. Người là Chắt ngoại của hai cụ Hoàng & Ngô. Những nghiên cứu và khám phá về Chiêm Tinh của hai họ Hoàng và Ngô này chỉ phổ biến trong gia đình, chứ không vươn ra nhân gian…

Tôi xin chia sẻ với các Cọp cô, Cọp dì, Cọp chị, Cọp em,… những phân tích khá phong phú và lý thú về những Nữ mang tuổi Cọp của chúng ta. Trong những dòng chữ viết tay mà tôi đã đánh máy lại dưới đây, Người đã tạm gọi chung tất cả các Nữ Tuổi Cọp chúng ta là Nàng Tuổi Dần. Sau đó là từng tuổi Dần với những Can Chi riêng, trong đó có can chi của tôi. Tin tưởng và mong chúc các Nữ Cọp chúng ta sẽ yên vui và vững vàng bước vào năm Cọp mới – Canh Dần, cũng như phần đời phía trước, sau khi đọc xong những nghiên cứu, phân tích và luận bàn về "giống Cọp" chúng ta.

**

Hi Di Lão Tổ Trần Đoàn của nhiều ngàn năm về trước đã nhặt hoa Tím sắp thành tinh tú. Khởi đầu sự sắp xếp ấy là vì sao Tử Vi. Trần Đoàn và những nhà khai phá khoa chiêm tinh thiêng liêng này đã sử dụng những liên hệ của những vì sao và ngày sinh tháng đẻ, địa điểm,… để luận nên số phận của mỗi người: Tiến-thoái, sang-hèn, khôn-dại của thế gian. Hoa tím Tử Vi soi rọi định mệnh của mỗi người, của mỗi nhóm, của một quốc gia, trên các yếu tố phát sinh, ứng với 14 chính tinh và vô vàn phụ tinh an bài trên Thiên Bàn và Địa Bàn, với 12 cung mệnh và 10 can.

Trần Đoàn và các bậc khai phá Tử Vi cũng không ngần ngại khẳng định với thế gian rằng định mệnh sẽ đổi thay nếu có sự cố gắng nỗ lực, giữ gìn nhân vị: ba phần Thần-Hồn-Đạo của con người.

Ba phần ấy phải phát xuất từ Nguồn Thật và thẳng tiến đến Hướng Thiện. Nếu tiếp tục thi ân bồi đức, Nguồn Thật và Hướng Thiện sẽ soi rọi chính tinh, xoay Thiên Bàn và đổi thay Định Mệnh.

Tử Vi chỉ là một La Bàn. Người sử dụng Tử Vi phải là một người Hướng Đạo và phải biết cách đặt để La Bàn, vận dụng phương hướng địa hình, thì ứng xử mới tinh tế, luận hướng mới thông đạt; phải Biến Dịch và Thuận Thiên thì Thần Hồn sẽ định, Đạo sẽ sáng tỏ.

Chúng ta hãy gọi Quận Chúa của tử vi năm nay (2010) là Nàng Tuổi Dần.

Trong thế giới hiện đại, Nàng Tuổi Dần mang những đặc tính và nhân cách đầy "ấn tượng" của một minh tinh trong bộ áo da cọp mượt mà; nhưng nếu là Giáp Dần thì nàng còn mang theo mình cả một bầu trời đầy hoa lá. Giáp, hành Mộc, là một hình thể sinh học có mặt sớm nhất trên hành tinh này, sẽ giúp cho Nàng Giáp Dần có một dung mạo hài hòa tuyệt vời; và nếu là Canh Dần, hành Kim, bản chất là thép nguội, dứt khoát, quả cảm, cạnh tranh, Canh Dần sẽ tạo cho mình một hướng đi, một mục tiêu, và theo đuổi tới cùng bằng mọi giá.

Trở lại với Nàng Tuổi Dần nói chung, nàng có những nhân cách khá đặt thù như: đỡm lược (bravery and strategic), nồng nhiệt, tự quyết, thân mật, cởi mỡ, cao danh vọng, kiên trì,… Tuy nhiên, nếu quá đà trong giang sơn của mình, Nàng Tuổi Dần có thể trở thành cao ngạo, hợm hĩnh, và nhiều khi lãnh đạm với những con giáp "thường thường" chung quanh.

Nàng Tuổi Dần là hiện thân của nỗ lực, kiếm tìm cho mình một đồng hành hoàn hảo, mới mẻ, tinh khôi.  Đôi mắt cọp của nàng luôn luôn hướng về hình bóng của cao danh vọng, hào hùng, diễm tuyệt của một tương lai chưa khám phá.

Nàng Tuổi Dần có thể tìm đồng minh và lựa chọn đồng minh trong vòng ba dặm, nhưng nàng cũng có khả năng tìm đồng minh và lựa chọn đồng mình trong khoảng cách của những vì sao.

Nàng Tuổi Dần không an định ở một nơi tù hãm, thường tình; nàng sẽ không ngừng đào xới trong khắp nhân sinh những kho tàng khuất ẩn, những báo vật chưa bao giờ khai quật.   Những lúc này, đức tính Kiên Trì sẽ biến Nàng Tuổi Dần trở thành một nhà khai phá tài danh.

Nàng Tuổi Dần, một nhân cách khẳng khái với một trái tim vàng; nàng lại có thiên tính là phân hai sẻ tư, suy đoán sắc bén, phản ứng cực kỳ nhanh, nhưng cũng cực kỳ tính toán. Nàng Tuổi Dần có thể quậy tung phần còn lại của thế gian nếu cần thiết để nàng có thể mưu cầu tự do, độc lập cho bản thân và gia đình.

Nếu Nàng là một phụ nữ bình thường, bị nhốt vào lòng son của thống trị, và bị quản lý bởi những loại chủ nhân ích kỷ, tự mãn, khắt khe, độc đoán… thì Nàng bình thường sẽ chịu đựng, khô héo và tàn phai. Nhưng Nàng Tuổi Dần thì hoàn toàn ngược lại. Nàng cần không gian cho riêng mình, thế giới cho riêng mình, thời gian cho riêng mình. Nàng sẽ sẵn sàng tiêu hơn nửa tháng lương nếu cần để mua cho nàng một nơi chốn tự do và độc lập.  Nàng cần một "Me" Time tối thiểu để nàng có thể tự nghiền ngẫm hay chiêm ngưỡng những kỳ tích và thành quả trong ngày, trong tháng, trong năm, trong đời…

Tình yêu mãnh liệt cho tự do, hào phóng, tự quyết, và đưa đến tự cường, bắt buộc Nàng Tuổi Dần không tha thứ cho bất kỳ một ai, muốn dùng một lầu đài tình ái để cầm chân nàng một chỗ. Anne Tuổi Dần sẽ không nương tay cho một ai, dù là bạn hay người tình, nếu "những kẽ chung quanh" ấy muốn bủa vây nàng bằng quyền lực hay lòng vị kỹ.

"Thiên hạ sẽ phải bắt buộc tôn trọng lãnh địa của Nàng Tuổi Dần," vì nàng là Cọp.

Nàng Tuổi Dần thận trọng trong suy tính, trong từng cử chỉ, tiếp cận với đời, tiếp cận với muôn vàn thực tế. Nàng thực nghiệm, và thực tập trong môi trường mới với nhiều toan tính. Nàng dò dẫm từng bước, nhưng những bước ấy vững chải, điềm đạm, và chắc ăn như bắp. Nàng sẽ không màn đến những nước cờ đầy may rủi, nhưng nàng sẽ đặt cọc sự nghiệp vào những bài toán mà nàng đã giải nghiệm thấu đáo, tinh tế.   She will always analyze before she acts.

Nàng Tuổi Dần, khi phải nặng gánh lo toan, nàng sẽ nổ lực không ngừng phân tích, tích phân, rồi phân tích, tích phân lần nữa.  Nàng tập trung vào nhu cầu, vào những biện pháp giải nguy, thoát hiểm, truy tầm tất cả những khả năng để tăng viện và cầu toàn.

Nàng rất khó chịu cho những lỗi lầm dù nhỏ nhặt.   Giúp cho Nàng Tuổi Dần có khả năng tha thứ cho những lỗi lầm của chính mình sẽ làm cho nàng sống hạnh phúc và sung sướng hơn.

*

Trong xã hội Đông Phương, cổ kính, lạc hậu, đầy định kiến, những Nàng Tuổi Dần của chúng ta bị vây phủ bởi những nghiệt ngã, khe khắt, oan khiên và tù hãm… Ai cũng kỵ các Nàng Tuổi Dần. Nhưng trong xã hội rộng mở, hào hiệp, văn minh, Tây Phương, Nàng Tuổi Dần là một khuôn mẫu phụ nữ mới, đầy khôn ngoan, bao dung, đỡm lược, tự trọng, tự lực, tự cường… Điềm đạm, khôn ngoan và tự lực là 3 nhân tố chính của Nàng Tuổi Dần.

Nàng Tuổi Dần có đời sống trải dài trên một cung Sinh Mệnh đầy thử thách, đấu tranh, vinh quang, và thành quả. Khi Nàng Tuổi Dần chinh phục, vượt qua những thử thách, những oan nghiệt của "Sơn Lâm", nàng hội nhập vào thế giới của sinh động, tự quyết, phúc lộc. Nàng Tuổi Dần dùng thiên tính can đãm và thao lược phi thường của mình để tham cuộc vào những đấu tranh chống kỳ thị, bất công, tù hãm, và khắt nghiệt của nhân gian. Đó là những vinh quang và thành quả của nàng. Những lúc ấy, Nàng Tuổi Dần, "say mồi đứng uống ánh trăng tan." Đó là những lúc nàng cần phút giây "Me" Time để chiêm ngưỡng. Sau khi vượt qua những thử thách đầy oan nghiệt ấy, Nàng Tuổi Dần của chúng ta bỗng trở nên cực kỳ may mắn.  Chẳng qua, nàng đã tham dự vào cuộc đời bằng một lòng quả cảm phi thường.

Nàng Tuổi Dần là một cơ quan báo động tuyệt vời cho tất cả các bảo vật trong ngôi đền mà nàng đang ngự trị.  Nàng Tuổi Dần không truy tìm bảo vật của nàng trong tiền tài và quyền thế.  Bảo vật mà nàng góp nhặt, nâng niu, bảo vệ… chính là sự chuẩn y, cổ vủ và ngưỡng mộ của những người thân yêu trong gia đình, công việc làm, của xã hội, của nàng.

Nàng Tuổi Dần là một Cọp đẹp khoe lông. Nàng tuyệt đối tôn trọng chính mình bằng cách chăm sóc vóc dáng, sắc đẹp, và tình yêu.

Nàng phản ảnh tâm tình của Thế Lữ trong bài thơ Nhớ Rừng

"…Với tiếng gió gào ngàn
Với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc…"

Với phong thái điềm đạm, nhưng hấp dẫn, nhân cách đầm thấm, ấm áp, nhưng đầy tự tin, Nàng Tuổi Dần hòa nhập vào đám đông dễ dàng nhưng sẽ không phai nhạt vẻ kiêu hãnh của một Chúa Sơn Lâm.

Nàng Tuổi Dần rất nhậy cảm nếu công việc phải chậm lùi lại đằng sau hay những thất bại dù nhỏ nhặt. Dù đó chỉ là một giai đoạn nhỏ hay một động thái ngắn trong cuộc đời, cũng là một kinh nghiệm đau thương cho Nàng Tuổi Dần.   Do đó, đừng phê phán Nàng Tuổi Dần bằng nghiêm luật, khắt khe, hay bằng chua cay, đay nghiến; Nàng Tuổi Dần sẽ nuốt không trôi những khúc xương này trong một vài năm.

Hãy để cho nàng tự chiêm nghiệm:

"… Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan,
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mãnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật…"

Hãy nâng đỡ, vuốt ve, an ủi Nàng Tuổi Dần và từ đó nàng sẽ tự tìm thấy đường ra khỏi nẻo cụt bằng chính sức công phá của trí thông minh và lòng mẫn cán tuyệt vời của nàng, vì nàng luôn luôn may mắn. Bằng nghị lực và lòng can đãm phi thường, nàng sẽ tự tìm thấy cách phá tung củi sắt.

Nàng Tuổi Dần sẽ không mãi mãi…

"…gặm một mớ căm hờn trong củi sắt,
Ta nằm dài trông ngày tháng dần xa…"

Nàng Tuổi Dần luôn luôn "lands on her feet".  Nàng sẽ vươn vai, giữ vững bộ vị, định thần, quắt mắt soi rọi con đường trước mặt, sắp sẵn cho mình một chiêu thức mới cho tương lai. Nàng vẫn đỡm lược, trầm tỉnh, điềm đạm, vững vàng, kiên trì, bền chí,… và cứ vậy mà theo đuổi "con mồi" một cách không mệt mõi, không sơ xuất.  Hồn, Thần, Đạo, của nàng không rời chủ đích cho đến khi Cọp đạt được mục tiêu.

Anne Tuổi Dần sẽ không bỏ qua dịp may tranh đấu nào, nhất là những cuộc chiến có ảnh hưởng đến lòng tự trọng và danh tự; nhất là những cuộc chiến mà tình yêu, gia đình, có cơ nguy suy chuyển.

Nàng Tuổi Dần luôn luôn mang sắc thái của hung bạo và hoang dã của rừng xanh.  Nên dù bất cứ tình huống nào cũng không nên quên nàng có thể trở nên "không lường".  Cũng không nên lãng quên và lơ là bản chất rất "Cọp" của nàng.  Nàng có thể có cái nhìn rất khoan thai, uyển chuyển, nhưng phải dè chừng những "cú táp" bất ngờ (khà khà khà!).

Tự họ, qua bản chất mai phục, những Nàng Tuổi Dần chỉ ẩn nhẫn chờ thời, nhưng tự thân, các bà là các nhà lãnh đạo từ thửơ khai thiên lập địa nên luôn luôn lưu tâm đến vị trí đầu của hàng quý phái. Khi đã đạt được quyền lực, Nàng Tuổi Dần có thể trở thành độc đoán và cứng đầu.

Nàng Tuổi Dần, dùng móng vuốt của mình để luôn luôn bảo vệ bản thân, gia đình và sự nghiệp.  Nàng Tuổi Dần là những kế hoạch gia đại tài có tư chất, mưu lược, và kế sách để tạo riêng cho mình một định mệnh.  Những Nàng Tuổi Dần luôn luôn xuất thần bất ý, nhưng cũng đầy mưu lược và ý đồ.

Tuy nhiên qua những thăng trầm của cuộc đời, Nàng Tuổi Dần sẵn sàng bỏ qua những chủ đích nhỏ nhặt, những cạnh tranh vặt vãnh đời thường. Nàng sẽ tạm thời yên tâm, dằn lòng, cảnh giác. Lúc ấy, tư chất lãnh đạo và điềm đạm, cũng như hào phóng làm Nàng Tuổi Dần nổi bật lên, trở thành ngôi sao sáng trong vòm trời lãnh đạo.

Sau đây là các Nàng Tuổi Dần với từng Can Chi:

CANH DẦN 1950 – 2010

Metal Tiger - Cọp chính hiệu. Cọp thiệt. Cọp có móng và vuốt bằng thép.

Canh, hành Kim, là đệ nhất tố chất trong ngủ hành.

Canh Dần là một tác hợp của các thiên chất sau đây:

- Mạnh bạo: chính xác, cực kỳ nhanh trong phân tích, dũng mãnh trong hành động.

- Dứt khoát (assertiveness), cạnh tranh trong quả cảm. Tự cường: tự tạo cho mình một hướng đi, một mục tiêu và theo đuổi tới cùng bằng mọi giá

- Ngoại thể lôi cuốn, hấp dẫn, đôi khi làm Tuổi Canh Dần trở nên đa cảm, hay hờn giận thất thường.

- Canh Dần, với tư chất quá dứt khoát, quá mạnh bạo, đôi khi đi quá nhanh cho những quyết định, nên hậu quả nhiều khi không lường được. Nàng Canh Dần cần phải cắt bớt đi móng vuốt.

Trong lịch sử của thời hiện đại, Peggy Noonan là một nữ Canh Dần mà những nhà chính trị khét tiếng và những bình luận gia nổi bật phải kiêng nể. Bà là một bình luận gia có lối phê phán mạnh bạo, sắc bén, dứt khoát.

Nora Robert cũng là một mệnh phụ trong tuổi Canh Dần mà chúng ta cần chú ý và học hỏi. Bà là một nữ Canh Dần đã được gọt dũa nhiều móng vuốt sắc thép. Bà là tác giả của hơn 165 tiểu thuyết tình cảm và trên 280 triệu cuốn sách đã được xuất bản và bán đi trên 35 quốc gia trên toàn thế giới. Bà ta có một phát biểu nổi tiếng, "Tình dục rất quan trọng trong văn chương, bởi vì bởi không có nó giống như chúng ta đang thưởng thức một miếng bánh gạo nhạt nhẽo chứ không phải là một bánh gatô thơm ngon." (Sex is important in the books because without it, it would be like eating a rice cake instead of a cupcake).

Những nhân vật nổi tiếng nào khác cũng tuổi Canh Dần?

Karen Carpenter (Musician), Cybill Shepherd (Actress, model and producer),...

BÍNH DẦN 1926 – 1986

Marilyn Monroe (Hollywood star): Bính Dần.

Bính, thuộc Hỏa, là tiêu biểu cho lửa và ánh sáng. Những Nàng Bính Dần, thường trau chuốt nhân cách để chói sáng lên bằng nồng nhiệt, đa cảm, năng động và linh hoạt.

Nàng Cọp Bính Dần trong đám đông là hình ảnh của Cọp đẹp, khiêu vũ quanh lửa hồng. Nàng sẽ phải thoát thân ra khỏi cảnh âm u của rừng rú và tự tìm nguồn sáng cho mình. Nàng tìm thấy trong đời những tích cực nhiều hơn tiêu cực. Nàng lôi cuốn được chú ý của nhân vật, cảnh vật chung quanh để tạo ra hào hứng và náo nhiệt. Nàng ôm chầm lấy hài hước và huyên náo vì đó là lẽ sống và sinh mệnh của nàng. Nàng là thuyết khách có khả năng hùng biện và thu phục đám đông qua những phát biểu và khả năng kêu gọi thiết tha. Sức phục hồi và phục hoạt năng lượng của cọp Bính Dần sẽ tạo cho nàng nhiều nghị lực để trở thành những kiều nữ hay minh tinh trong kịch nghệ. Những lúc quá đà, Nữ Bính Dần sẽ dễ dàng tạo ra những phản ứng tiêu cực từ đối tượng chung quanh.

Ngoài Marilyn Monroe, Lindsay Lohan (Actress), là một tiêu biểu cho Bính Dần say sưa khoe vẻ đẹp khi đang khiêu vũ chung quanh ngọn lửa… Brittany Renee (Author, Dancer), Amanda Bynes (Actress)… cũng tuổi Bính Dần

MẬU DẦN 1938 – 1998

Mậu, hành Thổ. Những Nữ Mậu Dần là những Cọp rất thực tế, rất chân thật, rất trách nhiệm. Nhưng đôi khi, những tư chất ấy đi quá đà, các Nữ Mậu Dần quá căng thẳng, mất đi những lẽ sống vui của cuộc đời. Và nhất là, Nữ Mậu Dần rất dễ bỏ qua những nhu cầu tình cảm và vật chất của chính mình và những người xung quanh. Bốn giá trị nhân bản tiêu biểu mà những Nàng Mậu Dần của chúng ta có được là chính chuyên, chuẩn mực, khuôn mẩu và quy tắc.

Một người đàn bà tuổi Mậu Dần mà trong chúng ta ai cũng nên biết là Anita Brookner là một tác giả vĩ đại người Anh. Bà đã viết và xuất bản trên 30 cuốn sách. Nên nhớ, cũng là tuổi Dần nên không thoát khỏi số phận "Tiền Hung Hậu Kiết". Bà viết và cho xuất bản quyển sách đầu tiên nổi tiếng A Start In Life năm 1981, lúc đó bà đã 53 tuổi. Câu phát biểu nổi tiếng của bà, "Sự tín cẩn trong tình bạn hữu cũng như tình yêu mà không có mưu mô." (Accountability in friendship is equivalent of love without strategy.)

Một quý bà của khuôn mẩu tuổi Mậu Dần khác đó là Judith Martin. Bà là một phụ nữ mà thế gian này ai cũng biết đến với tục danh là Miss Manner, là một trong rất ít những mệnh phụ của Mỹ quốc đón nhận giải thưởng cao quý Huân Chương Nhân Vị Quốc Gia (National Humanity Medal). Từ năm 1978, bà là chủ bút của trang Tư Vấn, 3 lần một tuần cho tập san United Features Syndicate, phát hành trên 200 tờ nhật báo trên toàn thế giới.

NHÂM DẦN 1902 - 1962

Nhâm thuộc hành Thủy: rất uyển chuyển. Nàng là con cọp mềm mại, có khả năng trực giác rất cao, rất dễ cảm thông với các số phận khác và có khả năng dung dị với những đau khổ và khắt nghiệt của cuộc sống. Nhưng các Nữ Nhâm Dần cũng dễ bị lung lạc, hoảng hốt khi bị đe dọa, rất dễ ngần ngại và chùn chân quá sớm khi chưa có những nổ lực cần thiết, sẵn sàng tạo ra thay đổi. Nhâm Dần có thói quen bẩm sinh: quan sát rất lâu, chần chờ và toan tính trước khi nhảy vọt.

Rất nhiều lúc, Nữ Nhâm Dần bị bắt gặp mơ ngủ giữa ban ngày. Viễn tưởng và mộng mơ đôi khi làm cho Nhâm Dần lung lạc, chẳng biết mục tiêu là đâu, phương hướng là đâu.

Những nhân vật nổi tiếng nào tuổi Nhâm Dần?
Jodie Foster (Hollywood star), Demi Moore (Actress), Kelly Preston (Actress)…

GIÁP DẦN 1914 – 1974

Giáp, hành Mộc, thuộc Dương: Hành xử uyển chuyển, tế nhị với những người chung quanh. Đi kèm với những thiên chất thông minh, rộng lượng, khoan dung, cảnh giác, ngạo mạn (một cách kín đáo), nhìn rất xa và trông rất rộng cho những mục tiêu.  Dương Nữ Giáp Dần, nhờ vào hành Mộc, nàng học cách dằn được thiên chất ngạo mạn của "Hùng và Hổ". Nàng nén được bản chất tự phụ và hãnh tiến của Chúa Tể Sơn Lâm. Nàng có được hành Mộc nên cỏ cây hoa lá làm mượt mà bộ lông cọp và tạo được cùng với thế giới xung quanh một toàn cảnh ngoạn mục. Hành Mộc trong Can giáp làm cho Nữ Giáp Dần có khả năng thu hút, cảm phục được bạn bè. Với cung cách ấm áp, dịu dàng, với bóng dáng của Cọp, làm Nữ Giáp Dần hòa vào được đám đông một cách tế nhị.

Nữ Giáp Dần hào phóng, rộng lượng nên có khả năng giúp người và làm được nhiều điều thiện khi cần thiết. Trong công sở, Nữ Giáp Dần luôn luôn tìm được những giải pháp hữu hiệu và thích hợp cho những nan đề.

Do đó, Nữ Giáp Dần nhiều khi phải tự nén lòng để khỏi phải "gánh tất cả trách nhiệm trên vai" chỉ vì, nàng có khả năng gánh tất cả. Như thế, những đồng sự chung quanh sẽ không thấy bị bỏ rơi.

Đôi khi, nàng cũng phải nhớ rằng Dần có bản chất có phản ứng nhất thời của loài Cọp, và như thế, sẽ làm cho những ưu việt và những đức tính tốt khác đã rèn luyện được, bị lu mờ đi.

Đây cũng là một trong những "case" rất điển hình của Giáp Dần, của "Tiền Hung Hậu Kiết". Hilary Swank (Oscar 2005 – Million Dollars Baby), xuất thân từ một gia đình rất nghèo khó. Hilary sống lây lất với mẹ rất khốn khổ trong trailer park và xe cho đến khi 16 tuổi, nhưng nàng vẫn kiên trì, bền chí. Khi còn là học sinh nàng đã là lực sĩ bơi lội Top 5 của tiểu bang Washington. Khi bước vào thế giới điện ảnh, nàng đã trở thành một trong những danh tài trẻ tuổi nhất trong lịch sử điện ảnh, chiếm liên tiếp hai giải Academy Awards (Best performance in leading role). Suốt trong những năm 2000, 2004, 2005 được tạp chí People bình chọn là một trong 50 phụ nữ đẹp. Nàng phát biểu, "Khi nhận được giải Oscar tôi vẫn chỉ là một đứa con gái sống trong trailer park và có một giấc mộng thật cao… Nhưng tôi nghĩ, tôi hội nhập vào trong thế giới này không phải vì sự hào nhoáng của nó mà thật sự là tôi yêu nó rất thiết tha."

Kate Moss (Popular supermodel), Natalie Maines (Musician), Alyson Hannigan (Actress), Lisa Snowdon (British model)… cũng tuổi Giáp Dần.

** CHÚC LÀNH VÒNG HOA GIÁP CANH DẦN

Năm 2010: Từ giữa tháng 2 trở đi, trở thành Canh Dần Niên Giám.

Hai chức năng dũng mãnh của hai nguồn bạo lực đang đi vào tâm bão. Một tác hợp xung động đầy năng lượng. Sức bộc phá có thể đến mức tột cùng. Bản năng của Dần là sung mãn, nồng nhiệt, quả cảm, hung bạo và chấp nê. Bản chất của đệ nhất ngủ hành là Canh, thuộc Kim, mà cốt là thép nguội.

Khi hai chức năng đầy uy lực này đang dần kết hợp lại với nhau: Nếu một cá nhân đã qua thử thách, nếu một nhóm đã qua trau dồi, nếu một quốc gia đã qua truy rèn, nếu một quốc dân đã quy về nhân bản thì Canh Dần đối với họ là một năm đầy năng lực và bùng phát.

Ngược lại, nếu một cá nhân yếu kém, một nhóm còn non trẻ, một một quốc gia đang còn bại liệt trong cảnh áp bức, năm Canh Dần có thể là một năm đầy bất trắc và gian nan.

Trong chúng ta, những người còn sống hay đã chết, đều nhớ đến năm 1950 đầy sôi sục của chính trường Hoa Kỳ và Thế Giới.

Vào đầu năm, tổng thống Herry Truman tuyên bố với quốc dân và thế giới rằng Hoa Kỳ sẽ bắt đầu thí nghiệm và thực hiện bom Khinh Khí (Hydrogen Bom).

Tháng 2, thượng nghị sĩ Joseph McCarthy có một tuyên bố là bộ ngoai giao Mỹ đang đầy rẩy gián điệp cộng sản.

Tháng 3, Klaus Fuchs bị kết án là gián điệp cho Xô Viết, vì đã cung cấp tài liệu chế tạo bom nguyên tử. Ngay một tuần sau đó, chủ tịch nước Xô Viết tuyên bố với thế giới là đã chế tạo được một bom nguyên tử. Xô Viết bắt đầu cung cấp vũ khí hạng nặng và chiến đấu cơ cho Trung Cộng và Bắc Triều Tiên.

25/6/1950, chiến tranh Triều Tiên bắt đầu. 2 ngày sau đó, Hoa Kỳ quyết định gửi quân yểm trợ cho Nam Triều Tiên.

Tháng 9, Hoa Kỳ và quân đội Liên Hợp Quốc tái chiếm Hán Thành (Seoul).

Tháng 10, quân đội Hoa Kỳ bắt đầu vượt vĩ tuyến 38 tấn công thẳng vào bắc Triều Tiên.

Thứ 4, 15/10, quân đội nhân dân Trung Cộng thật sự tuyên chiến với Nam Hàn, Hoa Kỳ, và Liên Hợp Quốc. Họ đã gửi nhiều sư đoàn vượt sống Yola lịch sử để tấn công trực diện với quân đội Hoa Kỳ và đồng minh

Thứ 4, 8/11, để kết thúc phần nào năm 50 Canh Dần đầy máu lửa, thiếu uý phi công Hoa Kỳ Russell Brown, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã bắn rơi hai chiếc chiến đấu cơ Mig 15 của Xô Viết.

Những năm Canh Dần trong lịch sử đều là những năm sôi sục hay bùng nổ những biến cố lịch sử nhân loại đầy bất trắc. Như năm Canh Dần 1890, hoàng tử Kaiser Wilhelm lật đổ chính ông nội của mình là von Bismack, để trở thành quốc vương Wilhelm đệ II của Đức Phổ. Biến cố này, bắt đầu cho công cuộc hình thành Liên Minh Đế Quốc Đức Phổ, đốt ngọn lửa chiến tranh ngấm ngầm tại Âu Châu trong 24 năm, để sau đó 1914, lại là một năm Dần, thế chiến thứ I bắt đầu bùng nổ.

Ôi những năm Dần, nếu là tôi, tôi sẽ tìm cho mình một hầm trú ẩn. :)

**

Khánh Vân xin được cảm ơn người Chắt ngoại của hai cụ Hoàng & Ngô cho thời gian và những nghiên cứu, phân tích, giảng giải kỹ lưỡng, giá trị… về tuổi Cọp, nhất là các Nữ Cọp (theo đề nghị của Cọp KV chỉ nói về các nữ, bởi chỉ chị em chúng tôi mới bị xã hội Đông Phương “kỳ thị” thay vì “nâng niu” hihi)… KV đã có dịp hiểu biết thêm về Tử Vi, một nghiên cứu đầy khoa học, kết hợp của những khoa Chiêm Toán, Thiên Văn Học, Tâm Sinh Học, Tâm Lý Học, …Và trong đó, có một khoa học rất cổ xưa và rất mới, gọi là Cơ Học Thiên Thể (Astro-physics) là khoa học nghiên cứu các tác động vật lý giữa các thiên thể, hành tinh và định tinh. Thời cổ xưa, các cụ đã sử dụng Cơ Học Thiên Thể, đối chiếu với kinh độ mặt trời và sử dụng trong vạn niên lịch từ thời Hán Vũ Đế để xác định các Tiết trong năm (24 tiết khí).

Khánh Vân cũng xin ké vào đây một chút để cảm ơn một mẹ chồng hụt đã rất thương quý KV, "Thôi kiếp này me không có duyên được làm mẹ chồng của con, cho me xin được kiếp sau…" Cảm ơn mẹ chồng hụt đã cho con lạc quan, tin tưởng rằng thời đại nay đã khác: Các nàng dâu tuổi Dần sẽ được cưng yêu quý trọng không kém gì các nàng dâu tuổi khác… hihi

Các cô, các dì, các, chị, các em Cọp ơi,… Từ nay, ai hỏi chúng ta tuổi gì, hãy mạnh dạn hô lớn (chứ không phải gầm lớn :)) rằng, "Thưa, tôi tuổi Dần! Có sao không? hihi"

Vâng, Khánh Vân tuổi Dần, chính xác là Giáp Dần. Không sao cả. Không chút nào! Rất tự hào là một Dương Nữ Virgo Giáp Dần! :)

***

Anne Khánh Vân và Chắt của hai cụ Hoàng & Ngô


Friday, February 12, 2010

Nến Trăm Đầu


Anne Khánh Vân

Dân Mỹ hợp chủng trợ cấp cho bà con họ ở khắp thế giới. Năm 2009, có 160 nước nhận 420 tỷ tiền cho không biếu không được gọi là "kiều hối". Nước Mỹ đúng là nến trăm đầu. Tha hồ mà đốt. Đốt nó cách nào? Bài này bàn về đủ thứ chuyện, về đủ loại trợ cấp xã hội, từ Pháp sang Mỹ, từ Mỹ sang Tầu, Ấn Độ, Việt Nam... Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tài chính tại Pháp, Anne Khánh Vân hiện sống tại Virginia và làm việc tai AECOM, được Fortune xếp trong 500 đại công ty hàng đầu thế giới. Với 45,000 nhân viên, hoạt động trong các dự án giúp phát triển kinh tế tại hơn 100 quốc gia, lợi tức của AECOM trong năm tài khoá 2009 là 6.1 tỷ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Canh Dần 2010, hiện có bán tại các nhà sách.

***

Từ Pháp...

Nhân viên Tòa Thị Chính Vénissieux được huy động đến khu Les Minguettes. Hôm ấy, một cao ốc chung cư 16 tầng sẽ được cho đổ sập. Cư dân ở những cao ốc lân cận phải tạm di tản đến các địa điểm tập trung như trường học, sân vận động, các lều to được dựng trong các công viên... Nhân viên Tòa Thị Chính giúp phân phát thức ăn, nước uống và hướng dẫn họ tập trung, giữ trật tự...

Đến giờ, nhìn từ xa, như trong phim... Đùng! Đùng! Đùng! Từ tầng cao nhất, từng mảng tường sụm vào nhau. Khói mìn, bụi xi-măng, mù mịt không gian... Nhanh lắm, chỉ chừng 10, 15 phút, một công trình xây dựng nhiều năm đã "biến mất" như một màn "ểm xì bùa". Đó là lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh cho nổ sập một cao ốc.

Les Minguettes là tên của khu vực gồm 62 tòa nhà cao tầng xen kẽ với 54 nhà khối (block) chung cư thuộc thành phố Vénissieux, giáp ranh phía Nam thành phố Lyon, nước Pháp. Chúng được xây dựng từ đầu những năm 60. Đây là nơi tập trung dân nhập cư, phần đông là từ các nước Bắc Phi như Morocco, Algeria, Tunisia... 72% dân vùng Les Minguettes lãnh tiền trợ cấp.

Sau 1975, nhiều thuyền nhân Việt cũng được Pháp tiếp nhận. Ngoài ra còn nhiều người Việt sang Pháp (bằng máy bay) định cư, nhờ "ăn theo" quốc tịch Pháp của ông bà cha mẹ thời Pháp. Họ "trở về" Pháp với tư cách "người Pháp" "hồi hương". Vì vậy, khi đến vùng Les Minguettes, bạn cũng sẽ thấy kha khá người Việt tập trung sống ở đây. Người Việt cũng có lãnh trợ cấp... Nhưng người Việt tương đối siêng năng chịu khó nên số người lãnh trợ cấp không đáng kể.

Đầu những năm 80, để giải quyết cảnh "người nghèo" tập trung ở một nơi và để phân bổ dân số đồng đều hơn nhằm giúp cân bằng mức kinh tế, chính quyền địa phương đã mở ra chương trình cải thiện chất lượng đời sống. Dân cư vùng Les Minguettes dần dời đi khắp nơi. Khoảng 20 cao ốc chung cư 16 tầng này đã được cho nổ sập. Cứ mỗi lần có một cao ốc được dời dân sang những cao ốc khác để nó hoàn toàn trống trước khi cho sập, trong thời gian chờ đợi cho nổ sập, cao ốc này đã trở thành nơi tập trung và hoành hành của các băng đảng. Les Minguettes trở thành "Bronx" thời trước của New York ở Vénissieux. Hầu như tối nào cũng có xe hơi bị đốt. Ở một bãi đậu xe lân cận sẽ là những miếng nệm được tưới xăng vào và cho cháy... Thủ phạm bắt được của những vụ gây rối loạn, ăn cắp xe, đốt xe, buôn bán ma-túy... phần lớn là những người gốc Ma-rốc hay An-gê-ri: thế hệ thứ 2 của đợt dân di cư vào Pháp từ Bắc Phi những năm 70.

Vì làm việc trong Tòa Thị Chính, tôi biết kha khá những hoàn cảnh đáng để ý của vùng Les Minguettes. Gia đình nào cũng đến Tòa Thị Chính để xin ghi danh hưởng tất cả các phúc lợi mà họ thuộc vào hàng có quyền được hưởng. Nào là trợ cấp gia đình đông con, trợ cấp một... mình nuôi con, trợ cấp thất nghiệp, nói chung mọi thứ trợ cấp... Hầu như ở hoàn cảnh nào, ở độ tuổi nào, bạn cũng có thể được hưởng tiền trợ cấp của chính phủ. Nhiều người chỉ mới có 3 con, nhưng đã được "rủ rê" và sau đó đã có nhiều con hơn để được nhận tiền trợ cấp nhiều hơn. Bảo hiểm sức khỏe căn bản thì những người không có thu nhập này, ai cũng được hưởng đồng đều và miễn phí. Và nếu bạn có việc nhưng "không may" bị thất nghiệp, bạn sẽ có... "may mắn" khác: hưởng tiền thất nghiệp (giảm dần) trong vòng 2 năm.

Dĩ nhiên đối với đời sống ở Pháp thì những người gốc Bắc Phi này thuộc các gia đình "nghèo", nhưng với số tiền lãnh được, khi không phải chi phí nhiều, thì chồng (cha) của các gia đình này có thể "cùng lúc" "nuôi" 2 gia đình. Hai gia đình? Vâng, và có khi còn nhiều hơn hai! Bởi họ là những người có phong tục có thể có nhiều vợ. Nên, dù đã có gia đình bên Pháp, họ vẫn có thể có thêm vợ ở quê nhà và họ rất thường xuyên qua lại để "thăm... nuôi" vợ con bên ấy. Những câu trả lời, "Tôi có tổng cộng 16, 18... đứa con," rất phổ biến.

Nhìn những người cứ "vô tư" hàng tháng đi lãnh tiền trợ cấp, không trực tiếp "phát" tiền cho họ, những người đi làm nhiều lúc cũng đâm sốt ruột và thắc mắc. Cũng thông cảm được, vì bạn đi làm và đóng thuế (rất nhiều), nhưng sao cái nước nó vẫn cứ nghèo, đời sống cứ vẫn khó khăn, cái giống gì cũng đắt đỏ,... Tiền thuế chính phủ thu của dân chính xác dùng để làm những gì? Thuế thu nhập ở Pháp rất cao. Bạn có thể phải trả đến 48% nếu lương đụng mức..."trần nhà". Thuế mua hàng (TVA) thì 19.6%. Thất nghiệp năm 2009 ở Pháp là 9.1%, riêng vùng Les Minuettes thì thất nghiệp ở những người trẻ khoảng 40%.

Không biết, có phải - ngoài "gánh nặng" nuôi dân "nghèo" của mình, Pháp còn phải nuôi những người dân tỵ nạn, rồi nuôi cả bà con gia đình sống ở quê nhà của những người hiện đang tỵ nạn tại Pháp này - đã góp phần "cột" nước Pháp trong tình trạng "nghèo... lâu" như thế không?

Tỷ lệ thất nghiệp ở Pháp không thay đổi nhiều: 10% đến 11% trong những năm 1990 -1999; và trong khoảng 8%, 9% từ sau 1999 đến nay. Tổng Sản Lượng Nội Địa (Gross Domestic Product -GDP) của Pháp thì chỉ xê dịch rất ít trong trên dưới 1.30 nghìn-tỷ trong 10 năm 1990-1999; sau đó mới leo dần lên được hơn 2-nghỉn-tỷ. Theo thông tin của ngân hàng thế giới, trong năm 2008, dân số Pháp là 62 triệu, GPP là 2.85-nghìn-tỷ.

Qua Mỹ

Wao! Số lượng di dân tại Mỹ nhiều hơn Pháp gấp bội. Gốc gác các sắc tộc di dân thì phức tạp gấp trăm. Dân (gốc) Việt, với tổng dân số trên toàn nước Mỹ là 1.64 triệu, phần đông tập trung ở Nam Cali. Dân Phi Luật Tân, 3.05 triệu, đa số tập trung ở những vùng có nhiều căn cứ quân sự như VA, Maryland. Thấp xuống các tiểu bang miền Nam một chút thì tập trung thật nhiều những người Mễ, chiếm gần 47 triệu trong dân số Mỹ; họ sống lẫn lộn với dân bản xứ Mỹ đen. Người Trung Hoa, thuộc dân Châu Á đông nhất ở Mỹ, 3.54 triệu, thì sống đông đúc ở New York, San Francisco và có mặt ở hầu hết các tiểu bang trên nước Mỹ. Đó là thống kê dân số của U.S.Census tính đến giữa năm 2008.

Nước Mỹ hợp chủng có tổng dân số là 307 triệu (chưa kể người nhập cư bất hợp pháp, không có giấy tờ). Dân số Mỹ đứng hàng thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Đông dân số đồng nghĩa với đông nhân lực lao động. Nhưng mức cao thấp của GDP - tổng sản lượng quốc gia- là chuyện khác, vì tùy thuộc nhiều yếu tố phức tạp về trình độ phát triển.

Năm 2008, theo Ngân Hàng Thế Giới, Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (Gross Domestic Product - GDP) tính bằng Mỹ kim theo số trillion -nghìn tỉ- có thể xếp hạng như sau:

1. Mỹ 14.2 nghìn-tỷ
2. Nhật 4.91 nghìn tỷ
3. Tàu 4.33 nghìn tỷ
4. Đức 3.65 nghìn tỷ
5. Pháp 285 nghìn tỷ
6. Anh 2.65 nghìn tỷ
7. Brasil 1.61 nghìn tỷ
8. Nga 1.61 nghìn tỷ
9. Mexico 1.09 nghìn tỷ
10. Úc 1.02 tỷ

Xếp hạng nhất nhì ba tư nghe có vẻ sàn sàn một lứa. Thật ra, GDP của cả ba anh Nhật, Tàu, Đức -với tổng dân số đông hơn 5 lần dân số Mỹ- dù có đứng chồng lên nhau, cũng chưa đụng đến... mũi của chú Sam. Nói Nga Mỹ, nghe cũng sàn sàn, nhưng Mỹ mạnh hơn gần 9 lần. (Xem biểu đồ) Việt Nam dĩ nhiên rất xa, chỉ có 90 tỷ, chưa đạt tới số trăm.

Khỏi nói thêm về sự giầu có, tài giỏi của nước Mỹ. Mấy đề tài kinh tế tài chánh nhức đầu xin nhường các chuyên gia. Với chút kinh nghiệm từ Vénissieux -thị trấn tiêu biểu cho nước Pháp nổi tiếng về đủ loại trợ cấp an sinh xã hội và thành tích... đốt xe hơi- tôi muốn coi chuyện này ra sao ở nước Mỹ hợp chủng. Ủa, đủ loại di dân, ai cũng có quyền giữ súng giữ đạn, vậy mà dân Mỹ không loạn. Cũng không thấy đốt xe hàng ngày... Có phải do cơ chế Mỹ mở cơ hội đồng đều cho mọi sắc dân, lưới an sinh trợ cấp có đó nhưng không bao cấp toàn diện; xã hội là một guồng máy thúc đẩy sự ganh đua cạnh tranh ngày đêm?

Trước hết, coi tình trạng lãnh trợ cấp an sinh xã hội ở Mỹ những năm qua ra sao.

Welfare Spending Chart Fiscal Years 2000 - 2009

Year  - Welfare-total $ billion
2000 -  267.66
2001 -  290.16
2002 -  320.34
2003 -  390.56
2004 -  380.28
2005 -  404.04
2006 -  411.39
2007 -  414.88
2008 -  485.70
2009 -  577.54

Nhìn vô bảng trợ cấp này, thấy tiền trợ cấp năm 2000 mới là 267.66 tỷ, năm 2008 đã là $485.7 tỷ (billion). Chỉ trong 8 năm ông Bush cầm quyền, tiền trợ cấp xã hội của nước Mỹ đã tăng gần gấp đôi. Nhưng đừng vì vậy mà lo quá, GDP Mỹ năm 2000 mới là 9.76 nghìn tỷ. Năm 2008 đã là 14.2 nghìn tỷ. Tăng hơn 4 nghìn tỷ rưỡi.

Sang năm 2009, năm đăng quang của ông Obama, lên $577.54 nghìn tỷ (billion), tăng gần 1 trăm tỷ so với 2008, hơn 20 phần trăm. Chưa thấy con số tăng của GDP 2009.

Số lượng người lãnh tiền trợ cấp ở Mỹ được ghi nhận như sau: 38.8% là dân da trắng, 39.8% là dân da đen, 15.7% là dân nói tiếng Tây Ban Nha, 2.4% là dân Châu Á và 3.3% là các giống dân thiểu số khác. Tỷ lệ với dân số của từng giống dân thì người da đen ăn trợ cấp nhiều nhất ở Mỹ, theo ghi nhận cuối năm 2008 của sở lao động.

Chỉ muốn coi trợ cấp an sinh xã hội trong nội địa Mỹ thôi, nhưng rồi phải coi tiếp, vì...

"Đốt Nến Hai Đầu"

Trong số những người lãnh trợ cấp ở Mỹ, hàng năm, có kha khá số người bay qua bay về giữa Mỹ và Châu Âu. Họ không phải những người làm việc và đóng thuế ở hai nơi. Họ cũng không phải tất cả đều là những người đã từng đánh giặc cho Tây hay cho Mỹ... nên "thoải mái" để cho chính phủ của những nước này "trả ơn". Họ chỉ đơn giản thuộc lứa tuổi ngoài tuổi lao động, có hai quốc tịch nhờ ăn theo con cái định cư ở hai nơi. Thế là hàng năm, họ sẽ "chịu khó" bay đi bay về để hiệp đủ điều kiện "không đi quá lâu, không ở quá ít," để có thể là "công dân" của cả hai xứ và từ đó lãnh tiền trợ cấp của cả hai nơi! Cộng lại, hơn mức lương trung bình sau khi trừ thuế của một người đi làm.

Một cô bạn đồng nghiệp người Mỹ gốc Nhật của tôi, tính tình dịu dàng, nhưng khi biết có tình trạng này đã nổi sùng. Cô ta gọi người cùng lúc nhận trợ cấp xã hội của hai nước là bọn "đốt nến hai đầu". Một cô bạn khác, Mỹ gốc Hoa, nói "thì coi như con cái của họ đi làm đóng thuế cho họ lãnh... chứ có gì đâu mà bực..." Vậy là bắt đầu nổ.

Cô bạn Mỹ trắng chính gốc tham chiến. Bộ mày nghĩ tiền thuế con cái họ đóng đủ để phát cho họ bấy nhiêu đó tiền hàng tháng hả? Còn khuya! Ngồi xuống tính thử đi. Bao nhiêu người đi làm và đóng thuế thì mới đủ để phát tiền trợ cấp cho chỉ một người! Đâu phải khi phát trợ cấp cho một người $500 thì chính phủ tốn chỉ $500. Còn phải chi cho rất nhiều giai đoạn tốn kém để tiền thuế thu được của dân có thể chuyển thành tiền gửi đến tay người lãnh trợ cấp hàng tháng. Rồi còn biết bao khoản "ăn theo" sau món trợ cấp tiền mặt. Chi phí này khi được tính toán và bình quân ra thì có khi còn gấp nhiều lần hơn số tiền phát ra cho mỗi người.

Cô bạn gốc Nhật nặng lời hơn: Đốt Nến Hai Hầu là hành vi bất nhân. Đốt cả hai đầu, đâu có cây nến nào chịu thấu. Cứ dung dưỡng tình trạng lạm dụng 'kỹ' như vậy thì làm sao chính phủ các nước này không 'sập tiệm'. Ai lãnh lương mà lại thích bị đóng thuế bao giờ. Không phải hiện đang có rất nhiều người trốn thuế đó hay sao? Ai cũng mong có thể mang hết tiền về nhà, tha hồ tiêu xài. Ai cũng mong, nếu có đóng thuế thì chỉ đóng vài ba phần trăm tượng trưng thôi... Nhưng khổ nổi, "sở hụi" (chết) của chính phủ "nặng" quá, làm sao những người đi làm có thể đóng thuế ít cho được. Thiết nghĩ, nếu không có những người tôn trọng luật trả thuế và trả thuế đầy đủ, ai cũng trốn thuế cả, thì chính phủ lấy tiền đâu để chi phí cho những người đợi nhận trợ cấp hàng tháng?

Mình đi làm, è cổ ra đóng thuế. Vài chục năm nữa khi đến lứa của mình về hưu thì đừng mong quĩ hưu còn để cấp tiền già cho tụi mình.

Tranh luận tiếp tục sôi nổi. Chúng nó sùng. Mà chúng sùng cũng có thể thông cảm. Nhưng đã tới lúc cần hạ hoả. Tôi cười hì hì, "Khoan khoan đừng giận. Đốt nến hai đầu mà nhằm gì. Tao biết có cảnh đốt nến còn rùng rợn hơn nhiều."

* Và "Nến Trăm Đầu"

What? Where? Ở đâu ra mà có nến trăm đầu? Mày biết bọn nào đốt? Lũ bạn nhao nhao. Ở ngay đây chớ đâu. Tôi chỉ vào... chính mình. Tao đây chớ ai. Mà không chỉ mình tao à nhe. Ông tiến sĩ Cà Ry khó chịu của bọn mày cũng đốt. Ông gác dan người Pakistan cũng đốt. Cả con Soe -cô bạn gốc Hoa- cũng đốt luôn. Đốt cháy phừng phừng. Nến trăm đầu mà.

Cô bạn gốc Hoa làm nghiêm. "Tao đốt hồi nào?"

"Mới hôm qua chớ lâu lắt gì. Không phải hôm qua mày kể là check lương kỳ này mày phải xén 300 gửi về bển cho bà già ăn tết?"

Chờ cho lũ bạn nhìn cô Soo biểu diễn màn há mồm ngạc nhiên xong, tôi mới đủng đỉnh thêm: "Con Soo gửi tiền về Tàu cho bà già. Tao gửi tiền về Saigon cho cô em ăn tết. Doctor Cà Ry gửi hai phần ba lương về Mumbai cho vợ con. Ông Pakistan gửi tiền về nước cho bố già nuôi các em. Bọn mày tính coi trong cái sở mấy chục ngàn nhân viên của mình có bao nhiêu sắc dân. Rồi cả cái hợp chủng quốc này nữa. Mỗi sắùc dân có bao nhiêu người lãnh lương xong gửi đô-la về nước giúp cha mẹ anh em bà con? Mấy người lãnh trợ cấp còn mang tiền trợ cấp xài trong nước Mỹ, nghĩa là còn đóng sale tax. Tiền ông Tiến sĩ Cà Ri hay con Soo, hay chính tao gửi về quê nhà là tiền cho không biếu không thì Mỹ nào xài được. Nó cũng là một loại trợ cấp vậy. Dân Mỹ hợp chủng trợ cấp cho bà con họ ở khắp thế giới. Bao nhiêu nước nhận trợ cấp loại này? Cả trăm. Vậy nước Mỹ này không phải là nến trăm đầu thì mấy đầu?

Vậy là chuyện "đốt nến hai đầu" đổi thành "nến trăm đầu".

Cũng không chỉ trăm đầu. Theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới công bố tháng 11- 2009, có tới 160 quốc gia nhận trợ cấp của thân nhân từ hải ngoại mà nhiều nhất là từ Hoa Kỳ. Tất cả cùng đốt, tha hồ tưng bừng. Tổng số được ghi nhận: $384 tỷ trong năm 2007, $443 tỷ trong năm 2008, và trong năm 2009 là $420 tỷ. Chỉ riêng tiền di dân vào Mỹ trợ cấp cho bà con quê cũ cũng đã lớn hơn 6 lần tổng số GDP của cả nước Việt Nam. Đó chỉ mới kể con số được ghi nhận qua các ngân hàng. Chưa tính khoản tiền mặt những người di dân "cất riêng" trong... bóp khi mang về quê nhà trong những chuyến viếng thăm...

Dưới đây là bảng danh sách 20 nước đứng hàng đầu có lượng tiền "viện trợ không hoàn lại" theo Ngân Hàng Thế Giới trong ba năm qua. Xin lưu ý số hạng thay đổi trong ngoặc đơn.

Tính theo đơn vị triệu Mỹ kim 



Tính theo đơn vị triệu Mỹ kim
2007
2008
2009e
India
37,217  (2)
51,581  (1)
47,000  (1)
China
38,791  (1)
48,524  (2)
46,989  (2)
Mexico
27,136  (3)
26,304  (3)
22,870  (3)
Philippines
16,302  (4)
18,643  (4)
19,411  (4)
France
14,513  (5)
15,908  (5)
15,603  (5)
Spain
10,739  (6)
11,776  (6)
11,664  (6)
Germany
9,839  (8)
11,064  (7)
10,762  (7)
Bangladesh
6,562  (15)
8,995  (12)
10,431  (8)
Nigeria
9,221  (9)
9,980  (9)
9,585  (9)
Belgium
8,557  (10)
9,280  (11)
9,134  (10)
Pakistan
5,998  (17)
7,039  (17)
8,619  (11)
Poland
10,496  (7)
10,727  (8)
8,500  (12)
Romania
8,539  (11)
9,380  (10)
8,000  (13)
Egypt, Arab Rep.
7,656  (13)
8,694  (13)
7,800  (14)
United Kingdom
7,877  (12)
7,836  (14)
7,602  (15)
Lebanon
5,769  (18)
7,180  (16)
7,000  (16)
Vietnam
5,500  (19)
7,200  (15)
6,901  (17)
Indonesia
6,174  (16)
6,795  (19)
6,639  (18)
Morocco
6,730  (14)
6,891  (18)
5,720  (19)
Russian Federation
4,713  (20)
6,033  (20)
5,506  (20)


Báo chí Việt ngữ, cả trong lẫn ngoài nước thường gọi chung mọi loại tiền trợ cấp nhận từ thân nhân nước ngoài là "kiều hối." Có vẻ kiểu vơ đũa cả nắm! Kiều dân là dân sống (tạm) ở nươc ngoài, nhưng vẫn giữ quốc tịch cũ. Vậy kiều hối chỉ có nghĩa là tiền do những kiều dân này gửi về. Trong khi, các con số thống kê là bao gồm toàn bộ tiền nhận từ tất cả mọi người thân, kể cả những người đã vào quốc tịch Mỹ. Thuật ngữ tài chính gọi các khoản này là "remittance / tặng dữ," có nghĩa... tiền cho không biếu không.

Mỗi con số tự nó đều biết nói. Nghe được bao nhiêu là tuỳ người, tuỳ mức. Nhìn bảng thống kê Top 20 nước nhận trợ cấp từ thân nhân ngoài nước, chỉ xin ghi ba điều bốn chuyện. Trước hết về phía nhận:

- Nước nhận đô la từ hải ngoại nhiều nhất trong năm 2009 là Ấn Độ với $47 tỷ. Hạng nhì là Trung Quốc, $46.99 tỷ; Kế đó là Mexico ($22.87 tỷ). Trước đây, Trung Quốc thường dành hạng nhất, nhưng từ 2 năm nay, Ấn Độ đã vượt lên dẫn đầu sát nút. Theo dõi thời sự, có thể thấy Ấn Độ lâu nay vẫn lặng lẽ làm ăn. Dân gốc Ấn tại Mỹ học hành vượt trội, làm ăn chăm chỉ. Trong nước, chế độ dân chủ ngày càng vững vàng, phát triển thứ tự, gốc trước ngọn sau, chính phủ ít đua đòi, thấy chậm mà chắc. Trung Quốc thì ngày càng độc tài, làm ăn ẩu tả, phô trương, vung tay quá trán, sẽ có lúc... lãnh đủ.

- Về phần Việt Nam, riêng năm 2008, lượng tiền trợ cấp gọi là kiều hối đứng thứ 15. với 7.2 tỷ. Đây là mức tăng đáng kể so với năm 2007, khi lượng tiền về đạt 5.5 tỷ. Tuy nhiên trong năm 2009, Việt Nam tụt xuống hạng 17, với lượng tiền ước lượng $6.9 tỷ. Đây là do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động nặng nề đến các nước Âu Mỹ, nơi xuất phát của nguồn tiền. Rồi tình hình trong nước thế nào

Đọc tin trong nước sẽ chỉ thấy dối trá, lừa phỉnh, tham nhũng, cướp bóc, ăn chơi, phét lác... Một năm GDP của Việt Nam tăng được bao nhiêu? Cứ cho là 8% đi, cũng chỉ mới tương đương 7.2 tỷ "kiều hối" trên tổng số GDP 90 tỷ.

Tiếp theo, từ phía người Mỹ:

- Trên danh sách thống kê, chỉ có 160 quốc gia được nhận tiền kiều hối. Thế giới có trên 230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vậy là còn không ít những nước chưa thấy có tên, như Cuba, Bắc Triều Tiên.... Tin tức mới đây cho hay Tổng Thống Mỹ Obama nói sẽ cho phép dân Cuba ở Mỹ được chuyển tiền về nước. Khi nói "cho phép" có nghĩa là muốn cấm thì cấm. Vậy muốn khoá hay muốn mở "vòi nước kiều hối" không phải là chuyện khó với Mỹ.

- Kinh tế Mỹ đang thời suy thoái, chỉ số thất nghiệp từ 5% có lúc đã vượt lên 10.2%. Nếu cái vòi "kiều hối" được khoá lại, khoản tiền $400 tỷ hàng năm được lưu hành và sử dụng trong nước Mỹ, sẽ có bao nhiêu là hàng hóa được sản xuất thêm, bao nhiêu công việc được mở mang, kinh tế Mỹ có thể đã không bị xuất huyết! Nước Mỹ hẳn biết rõ điều này. Vậy mà không những không khoá vòi mà còn muốn mở thêm. Sau Cuba được phép lãnh "trợ cấp dân sự" từ bà con ở Mỹ, biết đâu sẽ là Bắc Hàn, Miến Điện, rồi Iran... Thời kinh tế toàn cầu, Mỹ là trái tim của cơ thể tài chính thế giới, máu là đô-la bơm cùng khắp châu thân. Bàn chân, bàn tay không có máu nuôi thì sẽ liệt. Chỗ nào kinh mạch tắc nghẽn thì phải làm cho thông, có ra có vào, có tuần hoàn tái tạo. Cả cơ thể, dù là cơ thể con người hay cơ thể một đế quốc, mà ăn xài quá độ thì sẽ bệnh. Để xuất huyết bừa bãi thì có ngày cạn máu mà chết. Cơ hội hoặc trở ngại để tồn tại và phát triển của quốc gia và thế giới ra sao, các viện nghiên cứu chiến lược và các chính phủ của nước Mỹ sẽ đánh giá, chọn lựa, quyết định.

Mồi nến và góp sáp

"Đốt nến hai đầu" thì không ngọn nến nào chịu nổi," Cô bạn gốc Nhật của tôi nói. Ấy vậy mà mà nước Mỹ đưa đĩa nến cả trăm đầu ra cho khắp nơi đốt. Người nhận tiền, cũng như những đất nước được nhận tiền "viện trợ không hoàn lại", cần phải trân quý và dùng tiền đó như ngọn nến làm mồi cho cái túi tiền của mình, cho nền kinh tế của đất nước mình.

Tại Mỹ, cứ mỗi lần nền kinh tế được phục hồi, chính phủ sẽ có khuynh hướng nới lỏng các chương trình phúc lợi... và sẽ có những người lợi dụng và lạm dụng. Trận suy thoái kinh tế vừa qua là hậu quả của chuỗi tiếp nối những lợi dụng, lạm dụng ở nhiều mức độ, từ người lãnh trợ cấp ít ỏi tới các đại tài phiệt, từ kiểu làm ăn cò con thu tiền mặt trốn thuế tới kiểu đại công ty tô vẽ luồn lách luật pháp để gian lận bạc tỷ.

Chúng ta không thể đẩy toàn bộ trách nhiệm vào chỉ người lãnh đạo đất nước. Để kinh tế Mỹ, kinh tế của đất nước của bạn, kinh tế của thế giới, được hồi phục, rồi mạnh mẽ bền lâu... mỗi cá nhân hãy hỏi xem mình có thể làm gì!

Bạn hãy nhìn quanh. Hàng ngày, hãng xưởng của chúng ta mất bao nhiêu là giờ trong việc nhân viên nói chuyện riêng trên điện thoại, nhân viên ra ngoài hút thuốc lá, nhân viên ăn lố giờ ăn trưa... Năng suất làm việc liệu có đạt tiêu chuẩn? Hãy cố gắng tiết kiệm những gì trong phạm vi của mỗi người chúng ta. Hãy bắt đầu từ từng tờ giấy trắng nhỏ nhoi. Đừng in ấn bừa bãi những gì không cần thiết để sau đó phải xé bỏ... Hãy giúp hãng xưởng của chúng ta đừng bị đẩy tới chỗ phải đóng cửa. Đó là bảo vệ chính sự dài lâu của công việc của chúng ta, bảo vệ chính tương lai của chúng ta, bảo vệ chính sự tăng trưởng và kinh tế của đất nước của chúng ta.

Mỹ hay Pháp, những nước đã đón nhận và giúp đỡ những người đã có công với họ trong quá khứ, cũng như những người dân xin tỵ nạn chính trị, kinh tế từ khắp nơi... Họ đã ăn ở rất "có hậu" khi nhận lãnh chúng ta vào vào sinh sống ở đất nước của họ. Họ đã cho chúng ta cơ hội, công ăn, việc làm, đủ các loại tiền trợ cấp... Chúng ta: những kẽ may mắn, những kẽ rất được ưu đãi... Chúng ta cũng cần phải sống có hậu.

Mỗi sáng sớm, rất nhiều người mù, chỉ với chú chó và chiếc gậy. Họ lần mò ra khỏi cửa căn hộ thuê giản dị của họ. Họ lần mò đến thang máy, xuống lầu, ra trạm xe buýt... Sau mười, mười lăm phút, họ đến trạm tàu điện. Họ chen chúc vào làn người đang hối hả đi làm. Họ lần mò đến được bến đợi tàu điện. Họ đưa tay lên vẩy vẩy những người xung quanh. "Làm ơn nói cho tôi biết xe đường Xanh hay đường Vàng đang đến thế?" Ồn lắm, rất ồn. Tiếng của tàu điện đang dần đến từ xa. Tôi chạy đến, ghé sát vào tai người bạn mù đi tàu điện hàng ngày của tôi. "Xe màu vàng. Xe của tụi mình đấy. Lên xe thôi. Nó đến trước mặt anh rồi..."

Họ là những thầy giáo. Họ là nhân viên của những văn phòng chính phủ. Họ là những nhân viên trả lời thắc mắc và giúp đỡ khách mua hàng qua điện thoại hoặc Online. Họ là những người ngồi phía sau các cửa sổ kiếng để tiếp những người đến lãnh tiền thất nghiệp, tiền trợ cấp xã hội ở những văn phòng Phát Tiền Thất Nghiệp, những văn phòng An Sinh Xã Hội... Và... họ là những người khơi lên trong tôi tinh thần muốn làm việc, tinh thần muốn đóng góp, tinh thần trồng cây cho thế hệ sau ăn trái,...

Ngọn nến chỉ cháy sáng và cháy lâu, khi chúng ta không đốt hai đầu, khi chúng được làm mồi thắp sáng những nơi còn u tối...Và nếu được đóng góp thêm sáp, ngọn nến ở khắp nơi sẽ cháy mãi, không bao giờ tắt. Đó là ngọn nến văn minh, cầu tiến của con người.


Anne Khánh Vân