***
1. Đẹp
Hôm nay, theo múi giờ của nơi tôi ở, là ngày 24 tháng 11… đúng sinh nhật của một trong những người bạn dễ thương, hiện sống cách xa nửa vòng trái đất… mà tôi có một kỷ niệm muốn được chia sẻ…
Hơn hai chục năm trước, chắc năm đó tụi tôi học lớp 10 hay 11 gì đó… một buổi chiều, tôi đến nhà bạn Bình chơi. Trong lúc trò chuyện, bỗng bạn Bình nói, "KV càng nhìn càng thấy đẹp, khác với nhiều người (mà bạn Bình có nói tên nhưng tôi không cần nhắc ra ở đây) mới nhìn thì thấy đẹp liền nhưng nhìn lâu một chút thì sẽ thấy hết đẹp."
Thật ra, tôi chẳng bao giờ nghĩ/tưởng là mình đẹp, nhất là khi tôi chưa hoàn toàn lớn và chưa điều chỉnh lại hàm răng mọc mất trật tự, thành ra câu nói đó của bạn Bình rất là "nặng ký" đối với tôi. "Nặng ký" tới mức nào thì chỉ cần biết câu nói đó nằm hoài trong lòng tôi biết bao lâu rồi mà vẫn chẳng chịu bốc hơi bay đi.
Tối hôm đó, khi đi ngủ, tôi lại nhớ lại câu nói của bạn Bình. Tôi cứ nói tới nói lui trong đầu, "Bạn Bình đâu có đeo mắt kiếng đâu ta. Bạn Bình nhìnnn làm sao đó… chứ mình mà đẹp gì ta. Chắc bạn Bình thương quý mình nên thấy vậy, vì người ta chẳng hay nói thương thì trái ấu cũng tròn đó sao."
Nhiều nhiều tối sau đó, trong hơn hai chục năm qua, thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ lại câu nói của bạn Bình, và khi càng "rà" đi, tôi hiểu ra thêm ý nghĩa của cái đẹp thật sự ở một con người.
Cái đẹp này hổng phải là cái đẹp đi thi hoa hậu, hay cái đẹp lụa là, phấn son, chải chuốt… Hổng phải cái đẹp hiện hữu bên ngoài - xuất hiện không cần người đối diện phải tìm tòi vì nó tức thời, rất dễ thấy, dễ nhận biết.
Cái đẹp này bên trong mà mình phải tìm lâu lắm mới thấy vì nó không hiển lộ một cách tất nhiên hay tự nhiên; nó đòi hỏi người đối diện phải nhìn ra. Nó là căn bản đạo đức của một con người; nó cần thiết như lẽ sống nơi một con người.
Cái đẹp này cũng là danh dự. Và danh dự này khác hẳn với danh vọng à nghen. Danh dự là căn bản của vẻ đẹp bên trong. Danh dự không đến từ bằng cấp, bằng những gì người khác mang đến cho mình; nó rất cá nhân, nó đến từ bản tính lương tri, biết về trách nhiệm của mình với mọi thứ bên ngoài, cho bất cứ công việc khiêm tốn nào chứ không đòi hỏi phải với những cái lớn lao. Còn danh vọng là những gì người ta cấp cho mình, từ những tham vọng.
Không có những vẻ đẹp bên trong này thì sẽ phủ nhận những vẻ đẹp khác, xung quanh ta. Thành ra, cái đẹp, đối với tôi, cũng là khi mình nhìn thấy cái đẹp của người khác và dám khen nó, vì có phải người ta thường có khuynh hướng sợ người khác hơn mình nên hổng dám xác nhận cái "hơn/hay" đó, từ đó đâm ra "nhát" khen.
Bạn Bình của tôi là một người có cái đẹp bên trong (quan trọng hơn cái đẹp bên ngoài, nên hổng cần nói tới cái đẹp bên ngoài :)). Bạn Bình hiền hòa, tốt bụng, và một điều nữa mà tôi thích ở bạn Bình và cũng thích nhiều nhất luôn, đó là bạn Bình đã nhìn thấy cái đẹp trong tôi (:) à ha, tri kỹ mà) dù lúc bấy giờ chúng tôi còn rất trẻ và chưa hẳn đã có nhiều hơn những cái "đẹp" hiện có. Nhưng bạn Bình đã cho tôi một hạt mầm đẹp làm vốn, mà từ đó nó đã lớn lên với thời gian và qua cái không gian và những nơi chốn bao la tôi đã đi qua.
Các bạn của tôi - cả nam lẫn nữ, bạn từ thời bé tí cho đến tận ngày hôm nay - có lẽ ai cũng đẹp bởi họ rất giỏi nhìn thấy cái đẹp của nhau và "dạn" khen :).
Quen với một người bạn nào, tôi cũng thường tìm ít nhất một cái gì đó rất đẹp của họ để nhớ. 10 năm sau, 2 chục năm sau, thậm chí 3 chục năm sau,… khi gặp lại, tôi sẽ nhắc trúng phóc cái đẹp đó của bạn để bạn hết hồn… vì chính người có cái đẹp đó, đôi khi vì bận rộn và nhất là vì mình thường có khuynh hướng coi nhẹ và có khi quên mất tiêu luôn cái đẹp của mình, mà có khi là rất quý vì chưa chắc người khác đã có, nên họ cần được thỉnh thoảng nhắc lại cho nhớ :).
Những người đẹp, khi được phỏng vấn, họ thường được hỏi những câu "làm sao giữ được đôi mắt đáng yêu như vậy?" "làm sao giữ được thân hình mảnh mai như vậy?" "làm sao giữ được mái tóc óng ả mượt mà đến như vậy?"
Một người nổi tiếng, rất "đẹp" mà tôi luôn ngưỡng mộ đã trả lời các câu hỏi đó thế này:
Để giữ được đôi mắt đẹp, mình phải nhìn được những cái đẹp bên trong của con người.
Để giữ được thân hình mảnh mai thon thả… mình phải biết để ý và chia sẻ những thức ăn hàng ngày với những người đói hơn mình.
Để giữ được mái tóc óng ã… thì hãy để con trẻ vuốt ve, luồn tay vào làn tóc của mình…
Chúng ta đã nhận được rất nhiều lời khen cho những cái đẹp của chúng ta suốt quảng đời qua; chúng ta cũng đã rất diễm phúc nhận được nhiều may mắn khác trong đời… Nhân mùa lễ Tạ Ơn, hãy cùng nhau tạ ơn cho những gì chúng ta đã được lãnh nhận.
Lần nữa, chúc mừng Sinh nhật bạn Bình dễ thương của KV và của 12N.
Riêng bạn Phương Uyên lớp tui thì khiếu nại, "Còn tui thì nhớ tui có hay khen KV có giọng nói từ "cháu" rất dễ thương mà sao hổng viết cho tui (tui kiện đó nhe)."
Bạn Uyên này bị "dính chấu" rồi khi nhắc lại chữ "cháu" của tui… Bây giờ, tui buộc phải kể về cái chữ "cháu" dễ thương đó, và bạn Uyên rán mà đọc cho hết chuyện về chữ "cháu" này của tui… Tai hại chưa!?
*
Lúc nhỏ, khi mới sinh và lớn lên cỡ 2, 3 tuổi, tôi ở với bên ngoại thường hơn nên "được" ảnh hưởng hơi…bị nhiều giọng bắc kỳ "chín nút". Không biết chữ "cháu" có phải là chữ đầu tiên ông bà ngoại và các cậu dì đã dạy tôi nói không mà tôi nói nó rất điệu nghệ (rặc cọng rau muống).
Tôi vẫn còn nhớ các cô chị trong xóm đã có lần ẵm tôi đi trốn cho má tôi tìm (chơi). Họ giữ tôi tuốt sau bếp nhà bà Sáu Cau. Tôi nghe má tôi gọi và trả lời "dạ" nhưng họ bịt miệng tôi lại. Họ bắt tôi phải nói chữ "cháu" đến khi nào họ nghe đã tai thì mới trả tôi về lại cho má tôi. Lúc đó tôi chưa có em, có nghĩa khoảng 3 tuổi, đã biết đếm và biết tuổi (con giáp) của mọi người trong nhà, nên tôi vẫn còn nhớ đã phải nói cái chữ "cháu" rất nhiều lần để được "thả ra".
Khi lớn lên thêm chút xíu, tôi ở với nội thường hơn. Giọng bắc kỳ 54 bắt đầu phai đi bởi bà nội tôi rặc Nam kỳ, gốc Cần Thơ.
Khi lớn lên đi học, có lẽ ít ai còn biết cái gốc 54 của tôi – cũng 50% đó chứ đâu có ít. Mọi người chỉ đơn giản nghĩ tôi là dân Sàigòn chứ hổng có thắc mắc bao nhiêu nạc bao nhiêu mỡ. Chữ "cháu" của tôi khi vô tới trung học, không biết nó nghe ra làm sao mà bạn Uyên vẫn còn nhớ nó tới bây giờ!? Điểm này phải thú thật vô cùng cảm phục bạn Uyên, bởi chính tôi đây cũng chẳng thể nhớ nổi mình đã phát âm cái chữ "cháu" đó như thế nào để mà tới giờ này, gần 25 năm sau, bạn Uyên vẫn còn nhớ nó "rễ thương"…
Để thấy là giọng nói thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào môi trường sinh sống, xin kể tiếp chữ "cháu" của tui hổng có ngừng lại giữa lằn Nam và Bắc đó.
Vào trung học, nhà tôi dời về khu ngã tư Bảy Hiền (Tân Bình)… Bạn trung học của tui đa số trong khu dệt-nhuộm, chợ Bà Hoa. Những ai không biết khu này, xin mở ngoặc một chút ở đây rằng khu dệt ở ngã tư Bảy Hiền tập trung dân từ Đà Nẵng, Quảng Nam và Tân Châu, Hồng Ngự… Các bạn tôi nói giọng lơ lớ Trung rất dễ thương. Mùa hè, họ được về Trung chơi; khi trở vô Nam, bọn họ (như bạn Lệ dễ thương) mang về cho bọn "không còn quê" để đi như tui, các món bánh nện, bánh thuẩn…phải ăn để "yêu" miền trung!
Tôi đâu có biết giọng mình đã "được" ảnh hưởng cho đến khi… sau trung học không lâu khi tôi qua Pháp và làm xướng ngôn viên cho đài phát thanh Tiếng Nói Người Việt Nam ở Lyon, Radio Trait d'Union, thì "được" phát hiện: Tôi làm cho đài khoảng 6 năm thì đi Mỹ. Thính giả gọi điện thoại lên đài hỏi, "Sao lâu nay không nghe giọng cô gái miền trung?" Mọi người nhìn nhau ú ớ… "Ai trong này có giọng miền trung ta? Chỉ có 4 giọng nữ. Mọi người vẫn còn ở đây trừ con Mimi đi Mỹ rồi… Chẳng lẽ giọng nó có pha Trung?" Các anh chị trong đài radio kể chuyện tôi nghe… Tôi nghe xong cũng trợn mắt, "Thấy bà, thiệt hả? Ai nghe lầm chứ thính giả thì không… Chắc họ nghe đúng rồi." Giọng tôi bị pha Trung hồi nào hổng hay. Ba năm ngồi trung học, học với các bạn xóm Dệt… đâu phải ngắn. Giọng Trung đó đã đi vào lòng mình, rồi thoát thành tiếng hồi nảo hổng hay.
Giọng của tui bây giờ, sau khi nó đã thấm giọng Bắc, giọng Nam, giọng Trung, rồi qua giọng Tây, giọng Mỹ… không biết nó thành cái gì ngày hôm nay. Khi gặp (lại) tôi, các bạn, nhất là bạn Uyên, chớ mà có bắt tôi nói chữ "cháu" cho mí người nghe cho đã rồi mới thả tôi về nhà à nghen!
*
Bạn Uyên thương,
Khi được bạn Uyên nhắc chuyện này, tôi đã biết mình đã được nhớ kỹ như thế nào. Cảm ơn bạn Uyên dễ thương của tui. Thương bạn Uyên nhiều nhiều.
Anne Khánh-Vân
Hôm nay, theo múi giờ của nơi tôi ở, là ngày 24 tháng 11… đúng sinh nhật của một trong những người bạn dễ thương, hiện sống cách xa nửa vòng trái đất… mà tôi có một kỷ niệm muốn được chia sẻ…
Hơn hai chục năm trước, chắc năm đó tụi tôi học lớp 10 hay 11 gì đó… một buổi chiều, tôi đến nhà bạn Bình chơi. Trong lúc trò chuyện, bỗng bạn Bình nói, "KV càng nhìn càng thấy đẹp, khác với nhiều người (mà bạn Bình có nói tên nhưng tôi không cần nhắc ra ở đây) mới nhìn thì thấy đẹp liền nhưng nhìn lâu một chút thì sẽ thấy hết đẹp."
Thật ra, tôi chẳng bao giờ nghĩ/tưởng là mình đẹp, nhất là khi tôi chưa hoàn toàn lớn và chưa điều chỉnh lại hàm răng mọc mất trật tự, thành ra câu nói đó của bạn Bình rất là "nặng ký" đối với tôi. "Nặng ký" tới mức nào thì chỉ cần biết câu nói đó nằm hoài trong lòng tôi biết bao lâu rồi mà vẫn chẳng chịu bốc hơi bay đi.
Tối hôm đó, khi đi ngủ, tôi lại nhớ lại câu nói của bạn Bình. Tôi cứ nói tới nói lui trong đầu, "Bạn Bình đâu có đeo mắt kiếng đâu ta. Bạn Bình nhìnnn làm sao đó… chứ mình mà đẹp gì ta. Chắc bạn Bình thương quý mình nên thấy vậy, vì người ta chẳng hay nói thương thì trái ấu cũng tròn đó sao."
Nhiều nhiều tối sau đó, trong hơn hai chục năm qua, thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ lại câu nói của bạn Bình, và khi càng "rà" đi, tôi hiểu ra thêm ý nghĩa của cái đẹp thật sự ở một con người.
Cái đẹp này hổng phải là cái đẹp đi thi hoa hậu, hay cái đẹp lụa là, phấn son, chải chuốt… Hổng phải cái đẹp hiện hữu bên ngoài - xuất hiện không cần người đối diện phải tìm tòi vì nó tức thời, rất dễ thấy, dễ nhận biết.
Cái đẹp này bên trong mà mình phải tìm lâu lắm mới thấy vì nó không hiển lộ một cách tất nhiên hay tự nhiên; nó đòi hỏi người đối diện phải nhìn ra. Nó là căn bản đạo đức của một con người; nó cần thiết như lẽ sống nơi một con người.
Cái đẹp này cũng là danh dự. Và danh dự này khác hẳn với danh vọng à nghen. Danh dự là căn bản của vẻ đẹp bên trong. Danh dự không đến từ bằng cấp, bằng những gì người khác mang đến cho mình; nó rất cá nhân, nó đến từ bản tính lương tri, biết về trách nhiệm của mình với mọi thứ bên ngoài, cho bất cứ công việc khiêm tốn nào chứ không đòi hỏi phải với những cái lớn lao. Còn danh vọng là những gì người ta cấp cho mình, từ những tham vọng.
Không có những vẻ đẹp bên trong này thì sẽ phủ nhận những vẻ đẹp khác, xung quanh ta. Thành ra, cái đẹp, đối với tôi, cũng là khi mình nhìn thấy cái đẹp của người khác và dám khen nó, vì có phải người ta thường có khuynh hướng sợ người khác hơn mình nên hổng dám xác nhận cái "hơn/hay" đó, từ đó đâm ra "nhát" khen.
Bạn Bình của tôi là một người có cái đẹp bên trong (quan trọng hơn cái đẹp bên ngoài, nên hổng cần nói tới cái đẹp bên ngoài :)). Bạn Bình hiền hòa, tốt bụng, và một điều nữa mà tôi thích ở bạn Bình và cũng thích nhiều nhất luôn, đó là bạn Bình đã nhìn thấy cái đẹp trong tôi (:) à ha, tri kỹ mà) dù lúc bấy giờ chúng tôi còn rất trẻ và chưa hẳn đã có nhiều hơn những cái "đẹp" hiện có. Nhưng bạn Bình đã cho tôi một hạt mầm đẹp làm vốn, mà từ đó nó đã lớn lên với thời gian và qua cái không gian và những nơi chốn bao la tôi đã đi qua.
Các bạn của tôi - cả nam lẫn nữ, bạn từ thời bé tí cho đến tận ngày hôm nay - có lẽ ai cũng đẹp bởi họ rất giỏi nhìn thấy cái đẹp của nhau và "dạn" khen :).
Quen với một người bạn nào, tôi cũng thường tìm ít nhất một cái gì đó rất đẹp của họ để nhớ. 10 năm sau, 2 chục năm sau, thậm chí 3 chục năm sau,… khi gặp lại, tôi sẽ nhắc trúng phóc cái đẹp đó của bạn để bạn hết hồn… vì chính người có cái đẹp đó, đôi khi vì bận rộn và nhất là vì mình thường có khuynh hướng coi nhẹ và có khi quên mất tiêu luôn cái đẹp của mình, mà có khi là rất quý vì chưa chắc người khác đã có, nên họ cần được thỉnh thoảng nhắc lại cho nhớ :).
Những người đẹp, khi được phỏng vấn, họ thường được hỏi những câu "làm sao giữ được đôi mắt đáng yêu như vậy?" "làm sao giữ được thân hình mảnh mai như vậy?" "làm sao giữ được mái tóc óng ả mượt mà đến như vậy?"
Một người nổi tiếng, rất "đẹp" mà tôi luôn ngưỡng mộ đã trả lời các câu hỏi đó thế này:
Để giữ được đôi mắt đẹp, mình phải nhìn được những cái đẹp bên trong của con người.
Để giữ được thân hình mảnh mai thon thả… mình phải biết để ý và chia sẻ những thức ăn hàng ngày với những người đói hơn mình.
Để giữ được mái tóc óng ã… thì hãy để con trẻ vuốt ve, luồn tay vào làn tóc của mình…
**
Chúng ta đã nhận được rất nhiều lời khen cho những cái đẹp của chúng ta suốt quảng đời qua; chúng ta cũng đã rất diễm phúc nhận được nhiều may mắn khác trong đời… Nhân mùa lễ Tạ Ơn, hãy cùng nhau tạ ơn cho những gì chúng ta đã được lãnh nhận.
Lần nữa, chúc mừng Sinh nhật bạn Bình dễ thương của KV và của 12N.
***
Sau
khi đọc chuyện về những cái đẹp… các bạn tôi nhớ lại những cái đẹp của
các bạn mình và khen nhau ui úi… làm tui đọc lời trò chuyện tới lui mà
vui quá trời vui…
2. Viết Gửi Bạn
Riêng bạn Phương Uyên lớp tui thì khiếu nại, "Còn tui thì nhớ tui có hay khen KV có giọng nói từ "cháu" rất dễ thương mà sao hổng viết cho tui (tui kiện đó nhe)."
Bạn Uyên này bị "dính chấu" rồi khi nhắc lại chữ "cháu" của tui… Bây giờ, tui buộc phải kể về cái chữ "cháu" dễ thương đó, và bạn Uyên rán mà đọc cho hết chuyện về chữ "cháu" này của tui… Tai hại chưa!?
*
Lúc nhỏ, khi mới sinh và lớn lên cỡ 2, 3 tuổi, tôi ở với bên ngoại thường hơn nên "được" ảnh hưởng hơi…bị nhiều giọng bắc kỳ "chín nút". Không biết chữ "cháu" có phải là chữ đầu tiên ông bà ngoại và các cậu dì đã dạy tôi nói không mà tôi nói nó rất điệu nghệ (rặc cọng rau muống).
Tôi vẫn còn nhớ các cô chị trong xóm đã có lần ẵm tôi đi trốn cho má tôi tìm (chơi). Họ giữ tôi tuốt sau bếp nhà bà Sáu Cau. Tôi nghe má tôi gọi và trả lời "dạ" nhưng họ bịt miệng tôi lại. Họ bắt tôi phải nói chữ "cháu" đến khi nào họ nghe đã tai thì mới trả tôi về lại cho má tôi. Lúc đó tôi chưa có em, có nghĩa khoảng 3 tuổi, đã biết đếm và biết tuổi (con giáp) của mọi người trong nhà, nên tôi vẫn còn nhớ đã phải nói cái chữ "cháu" rất nhiều lần để được "thả ra".
Khi lớn lên thêm chút xíu, tôi ở với nội thường hơn. Giọng bắc kỳ 54 bắt đầu phai đi bởi bà nội tôi rặc Nam kỳ, gốc Cần Thơ.
Khi lớn lên đi học, có lẽ ít ai còn biết cái gốc 54 của tôi – cũng 50% đó chứ đâu có ít. Mọi người chỉ đơn giản nghĩ tôi là dân Sàigòn chứ hổng có thắc mắc bao nhiêu nạc bao nhiêu mỡ. Chữ "cháu" của tôi khi vô tới trung học, không biết nó nghe ra làm sao mà bạn Uyên vẫn còn nhớ nó tới bây giờ!? Điểm này phải thú thật vô cùng cảm phục bạn Uyên, bởi chính tôi đây cũng chẳng thể nhớ nổi mình đã phát âm cái chữ "cháu" đó như thế nào để mà tới giờ này, gần 25 năm sau, bạn Uyên vẫn còn nhớ nó "rễ thương"…
Để thấy là giọng nói thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào môi trường sinh sống, xin kể tiếp chữ "cháu" của tui hổng có ngừng lại giữa lằn Nam và Bắc đó.
Vào trung học, nhà tôi dời về khu ngã tư Bảy Hiền (Tân Bình)… Bạn trung học của tui đa số trong khu dệt-nhuộm, chợ Bà Hoa. Những ai không biết khu này, xin mở ngoặc một chút ở đây rằng khu dệt ở ngã tư Bảy Hiền tập trung dân từ Đà Nẵng, Quảng Nam và Tân Châu, Hồng Ngự… Các bạn tôi nói giọng lơ lớ Trung rất dễ thương. Mùa hè, họ được về Trung chơi; khi trở vô Nam, bọn họ (như bạn Lệ dễ thương) mang về cho bọn "không còn quê" để đi như tui, các món bánh nện, bánh thuẩn…phải ăn để "yêu" miền trung!
Tôi đâu có biết giọng mình đã "được" ảnh hưởng cho đến khi… sau trung học không lâu khi tôi qua Pháp và làm xướng ngôn viên cho đài phát thanh Tiếng Nói Người Việt Nam ở Lyon, Radio Trait d'Union, thì "được" phát hiện: Tôi làm cho đài khoảng 6 năm thì đi Mỹ. Thính giả gọi điện thoại lên đài hỏi, "Sao lâu nay không nghe giọng cô gái miền trung?" Mọi người nhìn nhau ú ớ… "Ai trong này có giọng miền trung ta? Chỉ có 4 giọng nữ. Mọi người vẫn còn ở đây trừ con Mimi đi Mỹ rồi… Chẳng lẽ giọng nó có pha Trung?" Các anh chị trong đài radio kể chuyện tôi nghe… Tôi nghe xong cũng trợn mắt, "Thấy bà, thiệt hả? Ai nghe lầm chứ thính giả thì không… Chắc họ nghe đúng rồi." Giọng tôi bị pha Trung hồi nào hổng hay. Ba năm ngồi trung học, học với các bạn xóm Dệt… đâu phải ngắn. Giọng Trung đó đã đi vào lòng mình, rồi thoát thành tiếng hồi nảo hổng hay.
Giọng của tui bây giờ, sau khi nó đã thấm giọng Bắc, giọng Nam, giọng Trung, rồi qua giọng Tây, giọng Mỹ… không biết nó thành cái gì ngày hôm nay. Khi gặp (lại) tôi, các bạn, nhất là bạn Uyên, chớ mà có bắt tôi nói chữ "cháu" cho mí người nghe cho đã rồi mới thả tôi về nhà à nghen!
*
Bạn Uyên thương,
Khi được bạn Uyên nhắc chuyện này, tôi đã biết mình đã được nhớ kỹ như thế nào. Cảm ơn bạn Uyên dễ thương của tui. Thương bạn Uyên nhiều nhiều.
Anne Khánh-Vân
No comments:
Post a Comment