Saturday, December 31, 2016

Cơm Trưa Cuối Năm - Mừng Năm Cũ Đã Qua

Anne Khánh-Vân
  
Anh Darius và KV đang ăn trưa... :)
Năm 2016 là một năm với hơi… nhiều khó khăn thử thách cho một số chúng ta. Người thì mất job, kẻ thì cháy nhà, buồn hơn nữa là chết luôn cả vợ, cả con… Năm con Khỉ nào dường như cũng nhiều “xuống chó” hơn là “lên voi”, như cái năm 68 Mậu Thân ở Việt Nam - nhiều sự kiện quá khủng khiếp xảy ra mà nó phải đi vào lịch sử. 

Thức dậy sáng nay, ngày cuối cùng của năm, tôi nghĩ thầm, “nên làm gì để có một ngày cuối năm vui và ý nghĩa nhỉ? Phải có cách “tiễn” cái năm không suông sẻ này ra đi một cách ngọt ngào để những ngọt ngào sẽ đến trong năm mới chứ!"   Một nhân vật tương đối đặc biệt hiện lên trong đầu tôi – anh Darius Marand. 

Tôi quen với anh Darius tại một công ty tôi làm việc trước kia. Địa điểm công ty này không nằm gần trạm metro, mà cũng không có xe buýt đi ngang. Công việc của anh Darius là giải quyết trở ngại đó cho công ty và cho những nhân viên đi làm bằng phương tiện công cộng. Buổi sáng, anh ta đưa chúng tôi từ trạm tàu điện đến văn phòng, chiều tối lại đưa chúng tôi từ văn phòng trở ra trạm tàu điện. Mỗi lần gặp anh Darius và trò chuyện là mỗi lần tôi biết được thêm một số điều đáng giá về anh ta và về những gì anh đã trải qua trước khi anh trở thành người lái xe đưa đón... nhân viên.

Một ngày kia, khi tôi hỏi thăm, “Hôm nay anh khỏe dữ không, anh bạn ‘rà’?" thì anh mỉm cười và trả lời ... "Thận của tôi vẫn còn chảy máu. Nó làm tôi đau như quỷ như ma suốt cả đêm... Nhưng tôi đã trải qua vô số chuyện còn tồi tệ hơn nên không sao, tôi không phàn nàn gì cả!" Sau đó tôi nói với anh ta: "với tất cả sự đau đớn mà anh đã trải qua bấy lâu nay, anh vẫn còn có thể mỉm cười thì coi như anh quá giỏi." Anh ta đáp lời, "Tôi chẳng có superman gì đâu. Chỉ là vì cười thì dễ và đơn giản hơn nhiều so với khóc. Khóc đòi hỏi nhiều thứ tham gia quá, nào là phải căng các bắp thịt trên mặt để thành mếu, nào là phải hoạt động tuyến lệ cho chảy nước mắt, rồi phải có hơi để khóc thành tiếng…" Trả lời của anh đã làm tôi phải bật cười. Chuyện trò thường xuyên, chúng tôi dần dà trở thành bạn. Tôi quý trọng anh Darius hơn mỗi ngày. Tôi đã nhìn thấy quá nhiều người có tất cả mọi thứ để dư hài lòng hạnh phúc nhưng họ vẫn thích than thở khóc lóc... Than thở vì muốn nhiều hơn nữa, khóc lóc vì không nhìn thấy những may mắn mà họ có, và thở than khóc lóc làm bão làm giông những người xung quanh để đòi cho được những gì họ muốn! Anh Darius nào biết tôi đã học được biết bao nhiêu thứ từ anh. Tôi nghĩ mình đã là người tích cực, luôn cố gắng tìm mặt tốt mặt đẹp của vấn đề dù cái vấn đề đó tối mịt tối mù… nhưng sự tích cực và mạnh mẽ của tôi chẳng là gì so với của anh Darius… bởi tôi có nào trải qua những chuyện tàn khốc ngoài trận mạc kia để có thể biết mình có thể sống còn ra sao để mà ngồi đây ca cẩm mình tích với cực… ;)

Ngay sau khi máy bay bị bọn khủng bố chiếm và đâm vào Ngủ Giác Đài ở Washington DC ngày 11 tháng 9, anh Darius đã được cấp trên gọi, "Chỉ có hai người nói ngôn ngữ ở bên đó giỏi - một người thì ở bên miền Tây nước Mỹ, và anh đây, ở miền Đông. Hai anh cần phải lại lên đường để làm thông dịch. Đất nước lại cần đến các anh!"

Trung sĩ Darius Marand là một cựu chiến binh của quân đội Hoa Kỳ - ngoài công việc và đòi hỏi của một người lính, anh còn làm thông dịch cho nhiều công vụ dài ở Afghanistan. Một ngày nọ, đoàn xe của anh trúng phải mìn. Anh Darius đã bị thương nặng trong vụ nổ và đã phải nằm mhà thương khá lâu để cỏ thể trở lại lành lặn đi đứng. Tuy vậy, ngay sau khi được xuất viện, anh lại trở lại Afghanistan để tiếp tục phục vụ. Anh Darius bị thương ba lần. Sau trọng thương lần cuối, anh xuất ngủ và thật sự về nhà. Anh Darius có một căn chung cư thuê ở Arlington và bắt đầu tìm việc làm. Anh tiếp tục tận tình phục vụ cộng đồng và những người xung quanh. Anh ta đã làm tất cả các loại công việc. Hiện nay, anh làm công việc đưa đón…máu! Anh chuyên chở máu từ Hội Hồng Thập Tự đến các nhà thương. Rất nhiều lần, anh ta đã phải đưa máu từ Washington DC đến tận Baltimore hoặc Ocean City (2, 3, 4 tiếng lái xe một chiều) trong đêm để những ca mổ mang tính sống chết được thực hiện kịp thời. 

Năm nay, như với nhiều người, là một năm với khá nhiều thử thách và trở ngại cho anh Darius, ngoài tình trạng thương tật chưa khả quan, anh đã bị vài tai nạn xe, thay đổi công việc đôi
ba lần, lo âu chuyện nơi ăn chốn ở... 

364 ngày của cái năm đó đã trôi qua… Còn một ngày cuối… Tôi mời người nhiều nghị lực, khiêm nhường và tích cực này đi ăn trưa để cùng mừng kết thúc một năm nhiều thử thách. 10 giờ sáng, tôi gửi text cho anh Darius. “Anh có chương trình gì cho hôm nay không? Nếu không thì bọn mình phải đi ăn mừng. Chúng ta đã vượt qua tất cả những khó khăn thử thách của cái năm cà chua này. Chúng ta đã đánh bại nó… và chứng minh chúng ta mạnh mẽ thế nào!" Anh Darius đã rất vui. Chúng tôi đi tiệm buffet Nhật Todai. Anh Darius kể thêm cho tôi nghe nhiều chuyện về gia đình, bạn bè của anh, những người bạn ở nhà thờ, những người đã giúp đỡ anh ta nhiều ra sao, và một nhân vật đặc biệt nữa đó là chú chó hỗ trợ, Kobi. Khi xuất ngủ, anh Darius ở tình trạng rối loạn tinh thần do những gì đã sống ngoài trận mạc (tiếng Anh viết tắt là tình trạng PTSD). Có những lúc anh ta không còn làm chủ được, không còn muốn sống, và lên cơn khủng hoảng, hoặc khi lên cơn đau nằm bẹp không có sức ngồi dậy uống thuốc,... chú chó Kobi được huấn luyện đặc biệt giúp những người bị PTSD này sẽ là bạn đồng hành, sẽ giúp anh ta bình tỉnh lại. Bác sĩ chuyên của các bệnh nhân PTSD đã cho anh chú chó Kobi khi anh xuất viện.


Anh Darius nói với tôi rằng bữa cơm trưa với tôi hôm nay là một trong những món quà cuối năm quý giá nhất mà anh đã có từ hồi nào tới giờ. Trong lúc ăn, anh ta cứ nhắc tới nhắc lui và cảm ơn hoài hoài… Nhưng thật ra, anh Darius mới là món quà đặc biệt cuối năm của tôi. Anh đã giúp tôi biết chấp nhận dễ dàng hơn những điều mà tôi không có sự lựa chọn... Tôi biết cách vui vẻ gánh vác những thứ đó hơn và nhìn cuộc đời một cách mềm mại, thoải mái hơn. Cuộc sống là những chia sẻ triền miên chứ không phải chỉ yêu cầu và đòi hỏi, không phải chỉ muốn nhận hơn và nhận thêm… Như anh Darius đã kể: "Cha tôi từng là một triệu phú... nhưng tiền không ở lại với mình suốt đời.” Đúng rồi, khi chết, ai cũng biết là mình không mang theo được tiền mà chỉ tình yêu thương nếu mình đã may mắn và khôn ngoan đủ để biết cách tạo ra nó và giữ được nó trong lúc sống, thì lúc chết sẽ có gì đó ý nghĩa trong hành trang mang theo.
**
Chúc mừng năm mới, bình an, hạnh phúc đến tất cả độc giả và bạn bè xa gần của KV.

Anne Khánh-Vân

Year-end Lunch - Year-end Story


Darius and Anne on Dec 31st, 2016

This year of 2016 has been a tough year for some of us - Some lost jobs, some lost house, some even lost family members.. Year of 2016 is a Monkey year based on Eastern astrology. Monkey year usually is a tough year, such as the year of 1968 Mậu Thân – So many cruel things happened in my home country that year that they were marked in the history!

Waking up this morning, the last day of the year, I thought to myself, "what would be a best and meaningful way to end this "not-smooth" year... I then thought about my "old-but-not-too-old" friend, Darius Marand. 

I met Darius at one of my workplaces. The office wasn't close enough to the nearest metro station; no buses went by either. Darius made that distance closer for all the workers who used public transportation. In the morning, Darius would take us from the metro station to the office, then bring us back from the office to the metro station in the afternoon. Every time I saw Darius, I learned some great things about him and about what he experienced before he became our company shuttle driver. One day, when I asked, "How are you doing, today?" He was smiling and answered... "My kidney is still bleeding... I've been having pain like hell all night… But I had experienced worse so I am not complaining..." I then told him, "With all the pain that you are enduring, you are still smiling..." He then responded back, "Smiling takes much less effort and is much easier to do than crying... Crying demands too much things involved, facial muscle, tears, energy,..." That answer really made me laugh. Over time, we’ve become friends. I respected that guy more and more every day. He didn't realize how much I've learned from him. I’ve seen so many people who have everything to be happy but still cry... Cry for wanting more, cry for not seeing the luck they have, and cry to make people around miserable so that they could get what they wanted.

Right after Pentagon got hit on the September 11th, Darius got called in, “There were only two people who spoke the language there well – one on West coast and you here on the East coast. You need to go back. The country needs you!”
Sergeant Darius Marand is a combat veteran of the United States Army who served as a translator for several tours of duty in Afghanistan. One day, his convoy hit an improvised explosive device. Darius was seriously wounded in the explosion and spent a significant amount of time in the hospital recovering from his injuries. Nonetheless, as soon as he was discharged from the hospital, he returned to Afghanistan to continue serving his country. Darius got shot three times. When his service was concluded and Darius came home for good. Darius had an apartment in Arlington and started looking for a job. Darius has continued his devotion to serving others in his civilian life and has done all kinds of work since getting out of the Army. He has been working as contractor serving the Red Cross delivering blood that helps save the lives of people in his community. Many times, he had to take the blood from DC all the way to Baltimore or Ocean City over night so that vital surgeries could be performed in time.

This year has been a tough year for Darius, besides his medical conditions that didn’t improve much, he got several car accidents and job changes… There have been more downs than ups that Darius had to go.

If I was to invite someone special to celebrate the end of the year, that would be Darius - I thought to myself. I then sent Darius a chat and asked if he would accept my invite, “Hey man, we got to celebrate. We overcame all obstacles of this freaking tough year. We made it! We proved how strong we were!” Darius was very happy. He was all dressed up. We headed to a Japanese buffet. Darius shared with me more stories about his family, his friends from the church, all the good people who have been helping him, and his PTSD support dog, Kobi.


Darius told me that his lunch with me this afternoon was one of best year-end gift ever and kept thanking me. But Darius has actually made my year-end gift. He helped me accept things that I had no choice but to carry with me… so I am carrying it with happiness and take it easier. Life is about sharing not only asking for more and only receiving. As Darius has said it himself, “My dad used to be a millionaire… but money doesn’t stay with you all your life.” Yes, when we die, nothing come with us but love from other people if we are lucky and smart enough to build and save some when we are alive. :)
**
Happy New Year to all of my dear readers and especially the special person I've talked about above :)

Anne Khanh-Van

Friday, November 11, 2016

Story of the Day: Veterans Day

Anne Khanh-Van
 

There was a lady who seemed handicapped at a traffic light on my way to work. I couldn't see the note on the cardboard she was holding by her chest because she moved very slowly with a walking stick and very time she almost got to my car, the light turned green and she folded the cardboard.
One day, the light also turned green when she got closer to my car but it was a bit closer than other times so I was able to see the note, "Homeless Veteran. Need help."

Her image stayed with me for a while. I've been asking myself all kind of questions: What happened to her? Why she has to ask for help on the street? It's really sad! I guess everybody has his/her own situation before, during, and after their solder life... 

This morning, when I left home, of course I didn't think of that lady at all, but then I suddenly remembered her when I was couple traffic lights away from her "station". It's Veterans Day! I was saying to myself... "lady, I really hope you would get to my car when the light is still red." And finally! Things usually happen with good will!  Yes, she was still couple cars from my car. I lowered my window and waved at her. I could see that she saw me because she tried to walk a bit faster. I looked at the traffic light and then looked her way. "Please wait, light,... Please do not fall, lady," I whispered. She got to me when the car in front of my car started rolling forward. But I still took time to tell her what I've been wanting and waiting to tell her, "Happy Veterans Day. Thank you very much for your service. I am sharing with you my lunch." She nodded, smiled, thanked me and responded back, "God bless you, dear sister."

I have this quote on my desk, "Try to make at least one person happy and smile everyday." I hope that lady was happy. I hope the car behind me wasn't mad at me for making him wait longer. I hope he smiled.

Happy Veterans Day to all my veterans friends out there. Doesn't matter I see you or know you... Please know that a lot of us appreciate your service. We respect and love you for your courage and strength to go out there, fight for the country for a good cause!

~*~

Có một người phụ nữ với dáng vẻ như bị thương tật. Sáng nào đi làm, tôi cũng thấy cô ở một ngã tư đường. Tôi không thể nhìn thấy các dòng chữ ghi trên miếng bìa cứng cô cầm trước ngực. Bởi cô di chuyển rất chậm. Một tay vịn gậy, tay kia cầm miếng bìa cứng. Khi cô sắp đến gần xe tôi thì đèn giao thông luôn xanh lên. Hàng dài xe đợi đèn đã bắt đầu lăn bánh. Cô gấp miếng bìa cứng lại.
Một hôm kia, đèn cũng đã xanh nhưng cô đến gần xe tôi hơn; tôi đã kịp đọc hai hàng chữ: "Cựu chiến binh. Không nhà. Cần giúp đỡ."
Hình ảnh của cô ấy cứ ẩn hiện trong đầu tôi dù tôi đã đi qua xa ngọn đèn giao thông đó. Tôi cứ tự hỏi mình bao nhiêu là điều: Chuyện gì đã xảy ra với cô ấy? Tại sao cô ấy lại phải ra đường xin giúp đỡ? Buồn quá đi chứ!
Tôi đoán ai cũng có hoàn cảnh riêng của mình... thì chắc những người lính cũng vậy. Họ cũng đã có hoàn cảnh riêng của họ trước, trong lúc và sau đời sống chiến chinh...

Sáng nay, khi rời nhà, tôi đã chẳng hề nghĩ đến người phụ nữ ấy. Nhưng khi đến cách ngọn đèn đường đặc biệt đó ba bốn ngọn thì hình ảnh chị ta lại hiện lên. Tôi chợt nhớ hôm nay là ngày lễ Cựu Chiến Binh! Tôi thì thầm "Chị ơi, tôi thật sự hy vọng hôm nay sẽ không quá đông xe và chị sẽ đến kịp xe tôi khi đèn đường vẫn còn đỏ." Và rồi điều tôi mong muốn đã diễn ra. Tôi hạ cửa sổ xe xuống và vẫy vẫy chị ấy. Tôi đoán chị thấy tôi vì chị đã cố gắng đi nhanh hơn một chút. Tôi nhìn đèn giao thông phía trước rồi nhìn chị đang đi khập khểnh bên vỉa hè.  "Đèn ơi làm ơn chờ chút nha đèn... Chị ơi, đi cẩn thận, đừng té nha chị," tôi thì thầm.  Chị ấy đã đến kịp xe tôi và chiếc xe phía trước cũng đã bắt đầu lăn bánh. Tôi vẫn nấn ná để nói cho bằng được những điều tôi đã chờ để nói với chị từ rất lâu rồi, "Chúc mừng chị ngày lễ Cựu Chiến Binh. Cảm ơn chị rất nhiều đã phục vụ cho đất nước. Em chia sẻ với chị bữa ăn trưa của em nghen." Chị gật đầu, mỉm cười và cảm ơn tôi, "Cầu xin Thượng Đế chúc bình an cho em gái thân yêu."

Trong số những dòng châm ngôn tôi có trên bàn làm việc có một câu viết, "Mỗi ngày, hãy cố gắng làm ít nhất một người hạnh phúc vả mỉm cười." Tôi hy vọng chị thương binh ấy đã cảm thấy hạnh phúc hơn một chút. Tôi hy vọng các xe phía sau tôi đã không phiền lòng vì tôi đã làm họ đợi lâu hơn. Tôi hy vọng họ đã mỉm cười.

Chúc mừng Ngày Cựu Chiến Binh đến tất cả bạn bè cựu chiến binh của tôi ngoài đó, bất cần biết các anh chị có thấy tôi hay biết tôi. Hãy biết rất nhiều người trong chúng tôi đã vô cùng trân trọng và quý yêu các anh chị vì lòng dũng cảm và sức mạnh của các anh chị đã dám ra ngoài đó, chiến đấu cho đất nước, cho một lý tưởng cao đẹp!

AKV

Sunday, November 6, 2016

Dollar Sign on Forehead - Dấu Tiền Trên Trán



Last night, we went to one of our favorite Korean restaurants for dinner. As we got to our table, the young lady sitting right next to our table started talking to me. She looked Asian but I wasn’t so sure if she was Korean. She asked if I was Korean and if I knew how to speak Korean. that was actually the first time someone thought I was Korean! I had yet responded and was still smiling, she continued to ask, “How do you say Hello and Thank-you in Korean?” I sat down and said Hello and Thank-you in Korean as she wanted to hear. (Thanks God I knew only those two words). The waitress of our table was standing nearby. She came our way and said “Very good.” (meaning I pronounced it very good! ;) ) The young lady was convinced I was Korean. She continued talking and shared with us her story. She was Korean but got adopted by American parents when she was five months, so she didn’t know how to speak Korean. I then helped her carry on the conversation as she had been kind of monologue since I got in the restaurant. :) I asked my first question if she had ever gone back to her birthplace. She said she would love to but she needed to learn some Korean first. I asked if she was a student then told her there were a lot of Korean students at Nova and George Mason. She could join some Korean communities and make friends with Korean people. That would be the best way to learn Korean language and culture… Just like me, I am Vietnamese but my boss once wanted to marry me to a Korean man because he said I knew how to speak Korean (?) and ate “kim-chee”. :) When she heard that part, her eyes were wide-opened. She seemed very surprised because she thought I was very much Korean. She even said I spoke Korean so well. Seriously, do I look Korean? Haha. I then told her, “Well… you think I speak Korean well maybe because you don’t know how to speak Korean at all. Haha.”

We stopped talking when the waitress came to take our orders. I thought our conversation ended but then she re-started as the waitress walked away :). She asked if we came to that restaurant often and what we usually ordered. I named couples dishes that we ordered almost every time. That was her very first time coming to that restaurant and she liked what she ordered very much. This lady much liked me very much to talk to me nonstop. My family members kept looking at me and smiled as they also followed our conversation. She told me she was going to school full-time and had two jobs. I asked if she lived in the area. She shared she still lived with her American parents about 25 miles away but was pretty much on her own, financially. That’s why she was working two jobs to pay for her school. I told her, I had been through that path so I knew exactly what she was talking about. I told her that she would be very successful because she was determined and worked hard. Then she looked at me and said, “You are done with school, right? You are making a lot of money, right?” I started laughing. I told her, “Well, that’s all depends on how you determine ‘a lot’ and ‘not a lot’.” She continued, “You make billions, right?” I didn’t want not to answer her question. She might think she was right (that I made billions) so I told her, “I just make enough to be happy and take care of things that I need to take care of.” She wasn’t satisfied with my answer. She repeated, “I know you are making a lot of money.” Then she asked in what field I worked. All of this reminded me couple interviews I had with some young fellow at school for one of their projects – Your future job, your role model, your successful example,.... I started getting hungry but this young lady somehow gave me some special energy to carry on the conversation which lasted for more than fifteen minutes now. I answered her questions: “I studied finance and accounting, so I’ve been working in finance and accounting. I’d studied very hard. I’ve also been working very hard. My hard work has been paying back.” She looked satisfied with my answers. She said to herself, “I knew it. You are very successful and making a lot of money.” So strange! Why was she so positive I made billions?? Then she shared she would become a social worker because she liked to help people. I applauded her, “Very good. You would be a very successful social worker. People who want to give more always end up getting more than what they give out. I myself also like to give back to life as much as I can… for all the grace I’ve received. I work 10, 11hrs a day. I have class. I still try to volunteer whenever I can: visiting elderly people at nursing home, helping low-income people file their tax, and helping my own family members to assimilate to their new life in the US…” The young lady paused for a bit.
I also had to conclude the conversation as our foods came to the table, “Life is very fair. God is very fair. Continue to work hard and you will be very successful. We always harvest what we plant. Be happy, young lady.”

On our way home, I kept thinking back about that young lady and the conversations with her. People rarely talk to people as almost everybody are busy “talking” to their “smart-phone”. Real-human conversations happen less and less…
The part that young lady made me remember the most and laugh a lot, even now, when I am re-writing the story back to you guys, is when she said I made billions… My family members told me because there was the $$ sign on my forehead. Haha. I then tried to take a picture of myself when we were still in the car… No, there wasn’t dollar sign on my forehead… I feel so curious now.... I would really want to know why she thought it that way. I need to go back to that Korean restaurant and hope to see her again. This time, I will begin the conversation…  

Anne KV

***
Hôm qua, tụi tui quyết định tới một trong những nhà hàng Đại Hàn mà tui thích nhứt đế ăn tối. Khi vừa được đưa tới bàn ngồi thì cô gái trẻ ngồi bàn bên cạnh gợi chuyện. Cô có nét Châu Á nhưng chính xác là người gì thì tui hổng biết. ;) Cô hỏi tôi có phải người Đại Hàn không và có nói được tiếng Đại Hàn không. Có lẽ đây là lần đâu tiên có người tưởng tui là người Đại Hàn! :) Tôi còn đang lưỡng lự chưa biết nên trả lời cô gái ra sao thì cô lại tiếp tục hỏi, "Nói xin-chào và cảm-ơn bằng tiếng Đại Hàn ra sao hả chị?" Tôi ngồi xuống (nghĩ bụng, "bài test này dễ quá", tui chỉ biết hai cái chữ đó thôi… hihi) rồi nói "xin chào" và "cảm ơn" bằng tiếng Đại Hàn cho cô gái nghe. Cô phục vụ bàn của chúng tôi đứng gần đó, nghe tui "phát âm" tiếng Đại Hàn "chuẩn" quá liền khen, "Wow, hay lắm!" Tui cười và nháy mắt với người nhà.  Cô gái trẻ coi như đã yên bụng tui là người Đại Hàn. Cô tiếp tục nói chuyện và chia sẻ với chúng tôi chuyện "xuất xứ" của cô. Cô thích nói được tiếng Đại Hàn lắm nhưng không biết nói. Cô gốc người Đại Hàn nhưng được cha mẹ Mỹ nuôi từ hồi năm tháng. Nãy giờ hầu như chỉ mỗi cô bé kể chuyện. Tôi tiếp chuyện với cô để cô không cảm thấy mình độc thoại. Tôi hỏi cô đã bao giờ về thăm nơi được sinh ra chưa. Cô bảo rất muốn nhưng cần học một ít tiếng Hàn trước đã. Các trường đại học trong vùng tôi có rất nhiều sinh viên Hàn. Tôi góp ý cô nên gia nhập một số sinh hoạt của cộng đồng Đại Hàn và kết bạn với người Hàn. Đó là cách nhanh nhất và hay nhất để học ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc... Giống như tôi vầy nè, tôi Việt Nam một trăm phần trăm nhưng đã có lần ông xếp mém gả tui cho một người Hàn Quốc vì anh ta nói tui biết tiếng Hàn (?) và biết ăn "kim-chee". :) Khi cô gái nghe tới đó thì mở tròn mắt. Cô có vẻ rất ngạc nhiên vì đã nghĩ tôi chính cống người Hàn. Cô ta còn "dám" nói tôi nói tiếng Hàn nghe rất hay. Giỡn hoài, chẳng lẽ tui nhìn giống người Đại Hàn dữ thần vậy sao trời? Tôi cười hì hì với cô bé và nói, "Phải rồi, em nghe tôi nói tiếng Hàn hay bởi vì em đâu có biết tiếng Hàn. Haha."

Chúng tôi dừng nói chuyện vì phải gọi thức ăn. Tôi cứ nghĩ cuộc đối thoại ngô ngố của chúng tôi coi như đã kết thúc nhưng sau đó cô gái lại bắt chuyện khi người phục vụ bước đi. Cô ta hỏi tôi có thường ăn ở nhà hàng đó không và thường gọi những món gì. Tôi kể ra một vài món mà hầu như lần nào đến đây tôi cũng gọi. Với cô gái thì đó là lần đầu tiên cô đến đây và cô rất thích những gì cô đã gọi thử. Cô gái này chắc hẵn phải rất thích tôi vì cô cứ nói từ chuyện này sang chuyện kia, không ngừng. Người nhà đi ăn chung cứ nhìn tôi cười vì nảy giờ họ cũng có theo dỏi cuộc đối thoại. Cô ta kể cô đi học toàn thời gian, ngoài ra còn có 2 việc làm. Khi tôi hỏi cô có ở gần đó không thì cô chia sẻ vẫn còn sống với cha mẹ Mỹ. Nhà họ ở cách đó khoảng 25 dặm. Tuy còn ở với cha mẹ nhưng cô rất tự túc về phần tài chánh. Vì vậy mà cô vừa đi học, vừa đi làm để tự đóng tiền học cho mình. Tôi nói với cô gái, "Tôi đã trải qua những gì em trải qua nên tôi biết chính xác em đang nói gì, phải sống ra sao. Em sẽ rất thành công vì em làm việc chăm chỉ." Cô gái nhìn tôi có vẻ biết ơn đã khuyến khích cô. Cô nói, "Chị học xong rồi, đúng không? Chị cũng đã đi làm rồi và làm rất nhiều tiền, đúng không?" Tôi bắt đầu cười. Tôi trả lời cô, "Nhiều hay không nhiều tùy thuộc vào định nghĩa của từng người, em à!" Cô tiếp tục, "Chị làm ra bạc tỷ, đúng không?" Tôi cười còn nhiều hơn trước. Tôi định không trả lời câu hỏi này của cô gái nhưng cũng không muốn cô ta hiểu lầm, nghĩ cô đã đúng, rồi đi theo tôi về nhà thì thấy bà tôi… Thế là tôi trả lời, "Chị chỉ làm đủ để hài lòng và lo cho những gì cần phải lo." Cô ta không có vẻ hài lòng với câu trả lời của tôi. Có lẽ vì nó quá tổng quát. Cô lại lặp lại, "Em biết chị làm rất nhiều tiền," rồi hỏi tôi làm việc trong lĩnh vực nào. Cuộc trò chuyện của chúng tôi bắt đầu khiến tôi nhớ lại những lần phải trả lời phỏng vấn cho các em nhỏ trong trường khi chúng phải làm điều tra về một ngành nghề nào đó và phải phỏng vấn người thật việc thật. Tôi bắt đầu thấy đói bụng nhưng cô gái này có một chút gì đó khiến tôi vẫn còn hứng thú với cuộc trò chuyện dù hai chị em đã chuyện trò hơn mười lăm phút. Tôi trả lời câu hỏi của em: "Chị học về kinh tế, tài chính kế toán và chị cũng làm việc trong lãnh vực đó. Chị cũng đã rất cực thời đi học. Chị cũng làm việc rất nghiêm túc và siêng năng… nên mọi thứ được bù đắp xứng đáng với công sức đã đầu tư. Lần này cô trông hài lòng với câu trả lời của tôi. Cô thích thú và nói với chính mình, "Em biết mà, chị rất thành công và làm rất nhiều tiền." Thiệt lạ! Không hiểu vì sao mà cô gái lại có vẻ quá chắc chắn tôi làm ra nhiều tiền! Sau đó, cô chia sẻ cô sẽ trở thành một nhân viên xã hội vì cô ấy thích giúp người. Tôi hoan nghênh cô, "Rất tốt. Em sẽ trở thành một nhân viên xã hội thành công. Những ai thích cho đi thường nhận lại nhiều hơn những gì họ cho đi. Bản thân chị cũng vậy, chị cũng rất thích đóng góp lại cho đời để tỏ lòng biết ơn cho tất cả các ân sủng được nhận. Chị làm việc 10, 11 tiếng một ngày. Chiều tối về chị có lớp học. Dù rất bận, chị luôn tìm giờ để làm thiện nguyện: Chị thăm một số bệnh nhân ở nhà dưỡng lão, chị giúp người dân có thu nhập thấp khai thuế thu nhập hàng năm, rồi giúp chính các thành viên trong gia đình mình hòa nhập cuộc sống mới của họ ở Mỹ..." 
Cô gái trẻ dừng lại một chút. Cô trông mãn nguyện. Tôi cũng phải kết thúc cuộc trò chuyện vì thức ăn đã được đem ra bàn. Tôi nói lời tóm tắt, "Cuộc sống rất công bằng. Thượng Đế rất công bằng. Hãy tiếp tục làm việc chăm chỉ, em sẽ rất thành công. Chúng ta luôn gặt hái những gì chúng ta gieo trồng. Hãy luôn vui em nghen."

Trên đường về nhà, tôi cứ nghĩ tới cô gái và những điều trao đổi với cô. Thời buổi điện tử này, hiếm khi người ta nói chuyện với người ta vì như hầu như ai cũng bận rộn "nói chuyện" với "điện thoại thông minh" của họ. Mọi liên hệ giữa người với người diễn ra càng lúc càng ít… làm cho cuộc trò chuyện của hai cái người "lạ" lúc nảy còn đặc biệt hơn... 

Cái đoạn cô gái trẻ làm tôi nhớ nhất và cười rất nhiều (và có lẽ thích nhất luôn), ngay cả bây giờ, khi tôi đang viết lại câu chuyện vẫn còn cười, là khi cô ta nói tôi làm ra bạc tỷ... Như người mình hay đùa: khi được "mời" ăn gì mà thấy ngon thì họ hay nói vì nhờ nó có mùi "khói" (chùa). Người nhà tôi cũng đùa nói bởi trên trán tôi có dấu hiệu tiền $$ nên cô gái đã thấy và nói vậy. Haha. Còn ngồi trên xe. Tôi đã thử chụp hình trán mình xem sao... Không, đâu có thấy cái dấu mộc hình tiền hồi nào đâu… Haha. Tôi thực sự muốn biết lý do tại sao cô ấy đã nghĩ như thế. Tôi cần phải trở lại nhà hàng đó và hy vọng sẽ gặp lại cô ấy. Lần này, tôi sẽ bắt đầu cuộc trò chuyện...  

Anne KV

Saturday, November 5, 2016

Dấu Tiền $$ Trên Trán :)

 

Hôm qua, tụi tui quyết định tới một trong những nhà hàng Đại Hàn mà tui thích nhứt đế ăn tối. Khi vừa được đưa tới bàn ngồi thì cô gái trẻ ngồi bàn bên cạnh gợi chuyện. Cô có nét Châu Á nhưng chính xác là người gì thì tui hổng biết. ;) Cô hỏi tôi có phải người Đại Hàn không và có nói được tiếng Đại Hàn không. Có lẽ đây là lần đâu tiên có người tưởng tui là người Đại Hàn! :) Tôi còn đang lưỡng lự chưa biết nên trả lời cô gái ra sao thì cô lại tiếp tục hỏi, "Nói xin-chào và cảm-ơn bằng tiếng Đại Hàn ra sao hả chị?" Tôi ngồi xuống (nghĩ bụng, "bài test này dễ quá", tui chỉ biết hai cái chữ đó thôi… hihi) rồi nói "xin chào" và "cảm ơn" bằng tiếng Đại Hàn cho cô gái nghe. Cô phục vụ bàn của chúng tôi đứng gần đó, nghe tui "phát âm" tiếng Đại Hàn "chuẩn" quá liền khen, "Wow, hay lắm!" Tui cười và nháy mắt với người nhà. ;)  Cô gái trẻ coi như đã yên bụng tui là người Đại Hàn. Cô tiếp tục nói chuyện và chia sẻ với chúng tôi chuyện "xuất xứ" của cô. Cô thích nói được tiếng Đại Hàn lắm nhưng không biết nói. Cô gốc người Đại Hàn nhưng được cha mẹ Mỹ nuôi từ hồi năm tháng. Nãy giờ hầu như chỉ mỗi cô bé kể chuyện. Tôi tiếp chuyện với cô để cô không cảm thấy mình độc thoại. Tôi hỏi cô đã bao giờ về thăm nơi được sinh ra chưa. Cô bảo rất muốn nhưng cần học một ít tiếng Hàn trước đã. Các trường đại học trong vùng tôi có rất nhiều sinh viên Hàn. Tôi góp ý cô nên gia nhập một số sinh hoạt của cộng đồng Đại Hàn và kết bạn với người Hàn. Đó là cách nhanh nhất và hay nhất để học ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc... Giống như tôi vầy nè, tôi Việt Nam một trăm phần trăm nhưng đã có lần ông xếp mém gả tui cho một người Hàn Quốc vì anh ta nói tui biết tiếng Hàn (?) và biết ăn "kim-chee". :) Khi cô gái nghe tới đó thì mở tròn mắt. Cô có vẻ rất ngạc nhiên vì đã nghĩ tôi chính cống người Hàn. Cô ta còn "dám" nói tôi nói tiếng Hàn nghe rất hay. Giỡn hoài, chẳng lẽ tui nhìn giống người Đại Hàn dữ thần vậy sao trời? Tôi cười hì hì với cô bé và nói, "Phải rồi, em nghe tôi nói tiếng Hàn hay bởi vì em đâu có biết tiếng Hàn. Haha."
Chúng tôi dừng nói chuyện vì phải gọi thức ăn. Tôi cứ nghĩ cuộc đối thoại ngô ngố của chúng tôi coi như đã kết thúc nhưng sau đó cô gái lại bắt chuyện khi người phục vụ bước đi. Cô ta hỏi tôi có thường ăn ở nhà hàng đó không và thường gọi những món gì. Tôi kể ra một vài món mà hầu như lần nào đến đây tôi cũng gọi. Với cô gái thì đó là lần đầu tiên cô đến đây và cô rất thích những gì cô đã gọi thử. Cô gái này chắc hẵn phải rất thích tôi vì cô cứ nói từ chuyện này sang chuyện kia, không ngừng. Người nhà đi ăn chung cứ nhìn tôi cười vì nảy giờ họ cũng có theo dỏi cuộc đối thoại. Cô ta kể cô đi học toàn thời gian, ngoài ra còn có 2 việc làm. Khi tôi hỏi cô có ở gần đó không thì cô chia sẻ vẫn còn sống với cha mẹ Mỹ. Nhà họ ở cách đó khoảng 25 dặm. Tuy còn ở với cha mẹ nhưng cô rất tự túc về phần tài chánh. Vì vậy mà cô vừa đi học, vừa đi làm để tự đóng tiền học cho mình. Tôi nói với cô gái, "Tôi đã trải qua những gì em trải qua nên tôi biết chính xác em đang nói gì, phải sống ra sao. Em sẽ rất thành công vì em làm việc chăm chỉ." Cô gái nhìn tôi có vẻ biết ơn đã khuyến khích cô. Cô nói, "Chị học xong rồi, đúng không? Chị cũng đã đi làm rồi và làm rất nhiều tiền, đúng không?" Tôi bắt đầu cười. Tôi trả lời cô, "Nhiều hay không nhiều tùy thuộc vào định nghĩa của từng người, em à!" Cô tiếp tục, "Chị làm ra bạc tỷ, đúng không?" Tôi cười còn nhiều hơn trước. Tôi định không trả lời câu hỏi này của cô gái nhưng cũng không muốn cô ta hiểu lầm, nghĩ cô đã đúng, rồi đi theo tôi về nhà thì thấy bà tôi… Thế là tôi trả lời, "Chị chỉ làm đủ để hài lòng và lo cho những gì cần phải lo." Cô ta không có vẻ hài lòng với câu trả lời của tôi. Có lẽ vì nó quá tổng quát. Cô lại lặp lại, "Em biết chị làm rất nhiều tiền," rồi hỏi tôi làm việc trong lĩnh vực nào. 
Cuộc trò chuyện của chúng tôi bắt đầu khiến tôi nhớ lại những lần phải trả lời phỏng vấn cho các em nhỏ trong trường Đại học khi chúng phải làm điều tra về một ngành nghề nào đó và phải phỏng vấn người thật việc thật.  Tôi bắt đầu thấy đói bụng nhưng cô gái này có một chút gì đó khiến tôi vẫn còn hứng thú với cuộc trò chuyện dù hai chị em đã chuyện trò hơn mười lăm phút. Tôi trả lời câu hỏi của em: "Chị học về kinh tế, tài chính kế toán và chị cũng làm việc trong lãnh vực đó. Chị cũng đã rất cực thời đi học. Chị cũng làm việc rất nghiêm túc và siêng năng… nên mọi thứ được bù đắp xứng đáng với công sức đã đầu tư."  Lần này cô trông hài lòng với câu trả lời của tôi. Cô thích thú và nói với chính mình, "Em biết mà, chị rất thành công và làm rất nhiều tiền." Thiệt lạ! Không hiểu vì sao mà cô gái lại có vẻ quá chắc chắn tôi làm ra nhiều tiền! Sau đó, cô chia sẻ cô sẽ trở thành một nhân viên xã hội vì cô ấy thích giúp người. Tôi hoan nghênh cô, "Rất tốt. Em sẽ trở thành một nhân viên xã hội thành công. Những ai thích cho đi thường nhận lại nhiều hơn những gì họ cho đi. Bản thân chị cũng vậy, chị cũng rất thích đóng góp lại cho đời để tỏ lòng biết ơn cho tất cả các ân sủng được nhận. Chị làm việc 10, 11 tiếng một ngày. Chiều tối về chị có lớp học. Dù rất bận, chị luôn tìm giờ để làm thiện nguyện: Chị thăm một số bệnh nhân ở nhà dưỡng lão, chị giúp người dân có thu nhập thấp khai thuế thu nhập hàng năm, rồi giúp chính các thành viên trong gia đình mình hòa nhập cuộc sống mới của họ ở Mỹ..." 
Cô gái trẻ dừng lại một chút. Cô trông mãn nguyện. Tôi cũng phải kết thúc cuộc trò chuyện vì thức ăn đã được đem ra bàn. Tôi nói lời tóm tắt, "Cuộc sống rất công bằng. Thượng Đế rất công bằng. Hãy tiếp tục làm việc chăm chỉ, em sẽ rất thành công. Chúng ta luôn gặt hái những gì chúng ta gieo trồng. Hãy luôn vui em nghen."
Trên đường về nhà, tôi cứ nghĩ tới cô gái và những điều trao đổi với cô. Thời buổi điện tử này, hiếm khi người ta nói chuyện với người ta vì như hầu như ai cũng bận rộn "nói chuyện" với "điện thoại thông minh" của họ. Mọi liên hệ giữa người với người diễn ra càng lúc càng ít… làm cho cuộc trò chuyện của hai cái người "lạ" lúc nảy còn đặc biệt hơn... 
Cái đoạn cô gái trẻ làm tôi nhớ nhất và cười rất nhiều (và có lẽ thích nhất luôn), ngay cả bây giờ, khi tôi đang viết lại câu chuyện vẫn còn cười, là khi cô ta nói tôi làm ra bạc tỷ... Như người mình hay đùa: khi được "mời" ăn gì mà thấy ngon thì họ hay nói vì nhờ nó có mùi "khói" (chùa). Người nhà tôi cũng đùa nói bởi trên trán tôi có dấu hiệu tiền $$ nên cô gái đã thấy và nói vậy. Haha. Còn ngồi trên xe. Tôi đã thử chụp hình trán mình xem sao... Không, đâu có thấy cái dấu mộc hình tiền hồi nào đâu… Haha. Tôi thực sự muốn biết lý do tại sao cô ấy đã nghĩ như thế. Tôi cần phải trở lại nhà hàng đó và hy vọng sẽ gặp lại cô ấy. Lần này, tôi sẽ bắt đầu cuộc trò chuyện... 


~*~


Last night, we went to one of our favorite Korean restaurants for dinner. As we got to our table, the young lady sitting right next to our table started talking to me. She looked Asian but I wasn’t so sure if she was Korean. She asked if I was Korean and if I knew how to speak Korean. that was actually the first time someone thought I was Korean! I had yet responded and was still smiling, she continued to ask, “How do you say Hello and Thank-you in Korean?” I sat down and said Hello and Thank-you in Korean as she wanted to hear. (Thanks God I knew only those two words). The waitress of our table was standing nearby. She came our way and said “Very good.” (meaning I pronounced it very good! ;) ) The young lady was convinced I was Korean. She continued talking and shared with us her story. She was Korean but got adopted by American parents when she was five months, so she didn’t know how to speak Korean. I then helped her carry on the conversation as she had been kind of monologue since I got in the restaurant. :) I asked my first question if she had ever gone back to her birthplace. She said she would love to but she needed to learn some Korean first. I asked if she was a student then told her there were a lot of Korean students at Nova and George Mason. She could join some Korean communities and make friends with Korean people. That would be the best way to learn Korean language and culture… Just like me, I am Vietnamese but my boss once wanted to marry me to a Korean man because he said I knew how to speak Korean (?) and ate “kim-chee”. :) When she heard that part, her eyes were wide-opened. She seemed very surprised because she thought I was very much Korean. She even said I spoke Korean so well. Seriously, do I look Korean? Haha. I then told her, “Well… you think I speak Korean well maybe because you don’t know how to speak Korean at all. Haha.”
We stopped talking when the waitress came to take our orders. I thought our conversation ended but then she re-started as the waitress walked away :). She asked if we came to that restaurant often and what we usually ordered. I named couples dishes that we ordered almost every time. That was her very first time coming to that restaurant and she liked what she ordered very much. This lady much liked me very much to talk to me nonstop. My family members kept looking at me and smiled as they also followed our conversation. She told me she was going to school full-time and had two jobs. I asked if she lived in the area. She shared she still lived with her American parents about 25 miles away but was pretty much on her own, financially. That’s why she was working two jobs to pay for her school. I told her, I had been through that path so I knew exactly what she was talking about. I told her that she would be very successful because she was determined and worked hard. Then she looked at me and said, “You are done with school, right? You are making a lot of money, right?” I started laughing. I told her, “Well, that’s all depends on how you determine ‘a lot’ and ‘not a lot’.” She continued, “You make billions, right?” I didn’t want not to answer her question. She might think she was right (that I made billions) so I told her, “I just make enough to be happy and take care of things that I need to take care of.” She wasn’t satisfied with my answer. She repeated, “I know you are making a lot of money.” Then she asked in what field I worked. 
All of this reminded me couple interviews I had with some young fellow at school for one of their projects – Your future job, your role model,.... I started getting hungry but this young lady somehow gave me some special energy to carry on the conversation which lasted for more than fifteen minutes now. I answered her questions: “I studied finance and accounting, so I’ve been working in finance and accounting. I’d studied very hard. I’ve also been working very hard. My hard work has been paying back.” She looked satisfied with my answers. She said to herself, “I knew it. You are very successful and making a lot of money.” So strange! Why was she so positive I made billions?? Then she shared she would become a social worker because she liked to help people. I applauded her, “Very good. You would be a very successful social worker. People who want to give more always end up getting more than what they give out. I myself also like to give back to life as much as I can… for all the grace I’ve received. I work 10, 11hrs a day. I have class. I still try to volunteer whenever I can: visiting elderly people at nursing home, helping low-income people file their tax, and helping my own family members to assimilate to their new life in the US…”  The young lady paused for a bit.
I also had to conclude the conversation as our foods came to the table, “Life is very fair. God is very fair. Continue to work hard and you will be very successful. We always harvest what we plant. Be happy, young lady.”
On our way home, I kept thinking back about that young lady and the conversations with her. People rarely talk to people as almost everybody are busy “talking” to their “smart-phone”. Real-human conversations happen less and less…
The part that young lady made me remember the most and laugh a lot, even now, when I am re-writing the story back to you guys, is when she said I made billions… My family members told me because there was the $$ sign on my forehead. Haha. I then tried to take a picture of myself when we were still in the car… No, there wasn’t dollar sign on my forehead… I feel so curious now.... I would really want to know why she thought it that way. I need to go back to that Korean restaurant and hope to see her again. This time, I will begin the conversation…  

Anne KV
***

Sunday, July 24, 2016

Tại Sao Không?


Việt Báo Chủ Nhật, 2/24/2008, 12:02:00 AM
Bài số 2231-1620808-vb7230208

*
Cô là tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 và chỉ trong 10 ngày đã hoàn tất mọi giấy tờ đưa được ba má đang còn ở Việt Nam qua Mỹ theo thủ tục khẩn cấp để kịp dự họp mặt phát giải thưởng Việt Báo. Trong bài viết mới có tin vui vừa nhận quốc tịch Mỹ. Chúc mừng và mong tiếp tục viết.

*

Hai ngày trước ngày lễ Valentine, Virginia và những vùng lân cận rối rít đi bầu. Sáng ấy, trước khi đến sở làm, tôi có lớp học lúc 8 giờ. Trên ngực thầy giáo khi vào lớp đã thấy dán dấu hiệu, "Tôi đã đi bầu." Vậy là ông thầy đã phải có mặt ở văn phòng bầu cử từ 7 giờ để có thể bầu xong và đến được lớp dạy đúng giờ.

Chiều tối hôm ấy, nhiệt độ càng lúc càng xuống thấp -dưới 20 độ F. Đường xá đóng băng. Tai nạn xảy ra liên tục trên những trục lộ chính. Nhiều người đi bầu giờ chót. Thế là xe nối đuôi xe cùng... kẹt!

Sau hơn hai giờ nhích nhích xe từng chút, tôi về được nhà. Điện thoại nhà có vài tin nhắn; ngạc nhiên thay, có tiếng của ngài John McCain. Thượng Nghị Sĩ John McCain khuyến khích và cảm ơn mọi người dân hãy cố gắng đi bầu vì thời tiết hôm ấy rất xấu.

Hừm, xứ Mỹ ngộ thiệt! Từ hôm qua, người giám đốc của Humain Resources trong sở làm tôi đã email cho toàn thể nhân viên nhắc 'dù bận bao nhiêu vẫn nên dành thời giờ đi bầu'. Nội dung email còn kèm phần giải thích các đảng và những ai là ứng cử viên... Sáng nay ông ta lại gửi email nhắc thêm một lần nữa. Rồi bây giờ lại nghe tiếng TNS John McCain trong điện thoại - khuyến khích mọi người đi bầu. Dĩ nhiên khi làm thế, ngài J.McCain đã chiếm được cảm tình của những ai nhận được điện thoại của ông và có thể nhờ vậy mà ông ta sẽ có thêm nhiều phiếu... Nhưng điều ấy cũng đã đồng thời cho thấy giá trị của từng lá phiếu quan trọng ra sao.

Người Mỹ rất biết xử dụng mọi thứ quyền của họ. Bà hàng xóm người Mỹ của tôi, tuy đã ngoài 70, bà vẫn hàng ngày đọc báo, theo dỏi tin tức và chưa một lần bầu cử nào mà bà vắng mặt, từ ngày bà có quyền đi bầu. Bà trả lời vui lắm khi tôi hỏi, "Nếu trong những ứng cử viên, không có người nào bà thích thì bà làm sao, có vẫn đi bầu không?"

"Oh, dĩ nhiên là tôi sẽ vẫn đi bầu chứ! Không được bầu người mình thích nhất thì tôi sẽ bầu người mình ghét ít nhất. Không đi bầu, để cho người mình ghét nhất được đắc cử thì còn tức hơn."

Bà hàng xóm có lý. Tôi sẽ bắt chước bà ta.

Phụ nữ Việt Nam mình thường ít quan tâm đến chính trị, nên thường rụt rè, e ngại và ít khi đi bầu - lý do chính chỉ là vì... chẳng biết chọn ai.  Nhưng các cô, các dì ơi, tại sao không chọn người nào mà các chú bác và các anh trong nhà thích?  Đi bầu, lá phiếu khi ấy sẽ không phải là mình ủng hộ các ứng cư viên tổng thống hay dân biểu xa lạ, mà là ủng hộ người cha, người chồng hay anh em trong gia đình của chính mình. Các chú, các bác trai sẽ cảm thấy họ thật "oai", nhưng mình cũng sẽ "oai" không kém vì đã có dịp nói lên tiếng nói của mình. Ngoài ra đó còn là dịp các chú, các bác trai phải "nịnh" mình để mình bầu cho phe của họ...

*

Những tuần cuối năm, như hàng năm, mọi người trong sở làm tôi nhận được email của ngài CEO cho biết chúng tôi sẽ được "review" cuối năm - dựa vào review đó chúng tôi sẽ biết số tiền thưởng cuối năm và mức lương cho năm mới ra sao. Trong email ấy, ngài CEO cho biết cấp trên nào sẽ "review" cấp dưới nào, và ông giải thích rõ cách chấm review cho từng lãnh vực.

Đọc xong email, cuối ngày ấy tôi gửi lại cho ông một email dài dòng:

"Thưa ngài CEO,

Đọc xong email của ông, tôi có thắc mắc này, xin mạn phép chia sẻ với ông.

Chuyện cấp trên review cấp dưới là chuyện... đương nhiên. Tôi chỉ thoáng nghĩ phải chi các cấp trên cũng được nhận review của các cấp dưới thì hay biết mấy. Cũng giống như ở các trường đại học mà tôi thấy; cuối mỗi khóa học, không phải chỉ thầy cô giáo mới được phê điểm cho kết quả học tập của chúng tôi mà phận học trò sinh viên cũng được quyền 'chấm điểm' khả năng giảng dạy và tư cách của thầy cô giáo. Cách chấm điểm ấy rất trung thực, và người chấm sẽ vô cùng thoải mái vì được chấm điểm dưới hình thức vô danh, tương tự như đi bầu. Tôi yêu nước Mỹ và hiểu sức mạnh nước Mỹ nhờ tự do dân chủ mà có.

Có thể ông sẽ thấy đề nghị của tôi hơi tức cười, nhưng tôi nghĩ các cấp trên cũng xứng đáng được nhận review từ các cấp dưới, nhất là khi cấp trên ấy có khả năng điều khiển thật tốt, luôn làm hài lòng mọi nhân viên và kết quả là hàng ngày chúng tôi làm việc với hiệu xuất cao; và khi các cấp trên này được cấp trên của họ xem review của chúng tôi và khen thưởng thì họ sẽ càng duy trì tốt công việc."

Ngay ít phút sau khi gửi email đi, tôi nhận được trả lời của ngài CEO. Ông ta chen cái mặt cười vào email và viết, "Ý kiến của cô rất hay. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Tôi rất thích vì nó hữu ích, nhất là cho các cấp điều hành của chúng ta. Tôi sẽ cho áp dụng kiểu 'review... ngược' này vào review hàng năm của chúng ta từ nay trở đi."

Hôm sau, tôi chuyển thư trả lời của ông CEO cho các bạn trong nhóm đọc và nói đùa "Này tụi bây, vậy là hơn 30 ngàn nhân viên của hãng mình từ nay sẽ được quyền chấm điểm cấp trên. Oai không?"

Bọn chúng đọc email xong thì la toáng lên, "Sao mày gan dữ vậy mảy? Dám viết thế cho ông CEO à?"

Sự thật thì tôi cũng chẳng phải là gan lì gì. Tôi chỉ bắt chước người Mỹ: nên sử dụng những quyền mình được phép - Lên tiếng khi cần thiết!

Chẳng qua, chuyện là thế này. Vài tuần trước đó, trong buổi dạ tiệc Giáng Sinh cuối năm, cấp trên của tôi đã cho tôi một ngạc nhiên lý thú.

Chuyện khởi đầu từ hồi tháng Tám khi tôi xin nghỉ vài ngày để bay sang Cali dự lễ phát thưởng Viết Về Nước Mỹ. Vì tháng ấy nhiều người đang nghỉ hè, mình không xin nghỉ từ nhiều tháng trước mà đột xuất xin nghỉ thì sẽ làm công việc xáo trộn. Để không bị từ chối, tôi đã phải nói thật về giải thưởng và cho biết nó quan trọng ra sao, nhất là khi có cả sự hiện diện của ba mẹ từ Việt Nam sang để có mặt cho buổi lễ phát thưởng. Cấp trên đã vui vẻ cho tôi nghỉ và trước ngày nghỉ còn chúc tôi may mắn trúng giải Chung Kết.

Chuyện tưởng xong rồi thôi. Nào ngờ trong buổi dạ tiệc cuối năm, khi ngài Tổng Giám Đốc tóm lược những thành quả của công ty trong năm qua, ông ta đã kể ra những thành tích nổi bật của từng bộ phận, cá nhân... và tôi cứ tưởng mình nghe nhầm: Gì mà... Anne Khánh-Vân, Writing on America, mười ngàn đô la, rồi VietBao Daily News... Tiếp theo đó là những tiếng "oh oh... " và mọi người hướng về phía tôi, vỗ tay.

Được yêu cầu có đôi lời kể về chuyện giải thưởng, tôi bất ngờ quá, không kể được gì, chỉ đứng lên nói cảm ơn và hẹn sẽ email cho mọi người chi tiết vào thứ 2 tới khi trở vào làm việc.

Chính người cấp trên trực tiếp của tôi là đầu dây mối nhợ. Cô ta đã kể cho ngài Tổng Giám Đốc biết chuyện giải thưởng Viết Về Nước Mỹ khi họ có buổi họp tổng kết cuối năm. Tôi ngạc nhiên quá vì thành quả này chẳng liên quan gì đến công việc của sở, vậy mà cũng được xem là quan trọng và tuyên dương...

Cô cấp trên cười thích thú nói với tôi, "Không liên quan đến công việc thì càng phải nói cho mọi người biết vì không phải ai cũng có 'tài... tay trái' như vậy... Hãy gửi câu chuyện trúng giải của cô cho mọi người cùng đọc."

Xứ Mỹ thật hay! Họ biết trọng tài, dù tài ấy có nhỏ chút xíu. Họ luôn khuyến khích mình phát triển tiềm năng.

Như lời hứa, sáng thứ hai khi trở vào làm việc, tôi đã email cho mọi người trong công ty kể lại sơ sơ giải thưởng Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo và kèm theo bản Anh ngữ câu chuyện "Duyên Nợ Với Nước Mỹ" mà tôi từng gửi cho văn phòng ngài Thượng Nghị Sĩ Jim Webb và bà dân biểu Loretta Sanchez khi làm giấy tờ xin visa cho ba mẹ vào Mỹ.

Bài gửi đi, vài ngày sau, tôi đã nhận được nhận xét của nhiều bạn đồng nghiệp. Có người đích thân đến phòng làm việc của tôi để nói lên cảm xúc của họ, khi mặt mũi còn... tèm lem. "Câu chuyện của mày cảm động quá, tao khóc ròng nãy giờ... nhưng chuyện rất có hậu, nên tao lại cười."

"Tao cũng đã khóc sướt mướt khi viết kể lại câu chuyện ấy. Mọi người trong gia đình tao đều không cầm được nước mắt khi nhớ lại mọi sự việc. Tao thương nhất, nhớ nhất là bà nội tao... Giờ này có lẽ bà đã hài lòng." Tôi nói.

Vài tuần sau, ông CEO mắt mũi cũng đỏ hoe... sang phòng làm việc của tôi và cũng nói những lời tương tự. Ông ta xin lỗi vì bận quá nên mãi hôm ấy mới đọc và nói nhỏ thêm với tôi, "Cô biết không, gia đình tôi gốc Đức. Cha ông tôi cũng đã rất nhọc nhằn những ngày tháng đầu mới sang cái đất này, nhưng so với chuyện gia đình cô thì chẳng nhằm nhò gì. Câu chuyện của cô anhắc nhở người Mỹ phải quý cái họ có. Hàng ngày cứ quá bận rộn với công việc, quên đi rằng họ đang được hưởng giá trị của tự do, giá trị của nhân quyền... mà những người dân ở nước khác không có. Câu chuyện của cô đánh thức tôi và cho tôi biết nhiều người đã đánh đổi mạng sống của họ để đến được bến bờ tự do này."

Ôi thôi, tôi chỉ biết ngậm ngùi, gật gù cảm ơn. Cứ nghĩ bản dịch sẽ không thể nào thể hiện rõ tâm tình và cảm xúc của câu chuyện chính xác bằng tiếng mẹ đẻ; dè đâu cũng không đến nỗi nào. Ông CEO mắt mũi xụt xùi nhưng tôi thì lại vui thầm trong bụng. Nhờ những giọt nước mắt từ một người đàn ông như ông, tôi thấy được giá trị của từng thứ mà gia đình tôi, cũng như biết bao gia đình gốc Việt khác đã trải qua, trên con đường tìm đến tự do.

Câu chuyện ngoài lề mà tôi đã dài dòng chỉ là để giải thích lý do mà tôi đã dám cả gan yêu cầu ngài CEO để cấp dưới được quyền nhận xét về cấp trên trong review cuối năm. Đã biết chúng tôi sẵn sàng trả giá cho tự do ra sao, tôi tin là ông ta sẽ hiểu trước việc sử dụng quyền tự do của mình. Kết quả là ông ta đã nhanh chóng vui vẻ vui vẻ... chìu lời đề nghị của tôi mà thôi. Nếu không sẽ... mất mặt cho nước Mỹ quá. Tin rằng ông CEO đã rất thành thật khi nhận lời đề nghị; tôi chỉ đùa khi nghĩ mình đã đưa ông vào thế kẹt... không thể từ chối.

Chẳng qua là vì tôi đã chứng kiến một số bất công, thiên vị, kỳ cục của một số cấp trên đối xử với nhân viên của họ. Tôi mong mọi nhân viên bị trù ém đều có cơ hội sử dụng quyền lên tiếng của họ khi được sống ở một đất nước tự do. Làm việc giỏi thì ai cũng nên được khen. Làm không đúng thì dù có là cấp trên, các vị ấy cũng cần phải biết họ không được nhân viên hài lòng và cấp trên của chính các cấp trên này cũng cần biết để quyết định có nên tiếp tục duy trì chức vị của người ấy không. Đây cũng là một hình thức bầu cử đấy chứ.

*

Được nói lên tiếng nói của mình mà không kiêng dè, sợ sệt là điều vô cùng quan trọng. Có những người than phiền rằng họ nói mà không ai nghe, họ với mà chẳng bao giờ có bàn tay ai đưa ra nắm lấy tay họ. Nhưng con người nhiều khi cũng kỳ, mâu thuẫn với chính mình. Không có, chưa có được cái mình muốn thì không ngừng than thở, tức giận, đi bầu rình rang.  Nhưng khi có rồi thì lại quên mất cái mình được và rồi với thời gian, mọi thứ lại trở nên tầm thường; có khi mình lại than phiền về cái mình đã từng mong muốn.

Tôi thường nghe người nhà càu nhàu khi các cơ sở thương mại, hoặc các tổ chức chính phủ làm cuộc thăm dò survey bằng cách gọi điện thoại, gửi thư bưu điện hay thư tín email,... để nghe được tiếng nói của từng khách hàng, từng người dân,... để họ có cơ hội cải thiện, nhằm tiến bộ hơn. Vậy mà phần đông chúng ta luôn bực mình và than phiền bị các hoạt động thăm dò ý kiến này làm phiền; và biết bao nhiêu lá thư trả lời không cần dán tem - chỉ cần cho biết ý kiến, cứ bị xé bỏ.

Tôi nhớ lại một sáng Chủ Nhật cách đây 14, 15 năm trước, khi mới bắt đầu sống ở Pháp. Vừa vào phòng xem tivi, tôi thấy hiện trên tivi một hình múa rối đang lắc lư... "Ủa, mà sao người rối này nhìn giống đương kim Tổng Thống quá vậy? Chương trình gì đây?" - Tôi hỏi mấy người bạn đang ngồi xem.

"Là chương trình Guignol - Rối." - Người bạn Pháp trả lời.

"Trời đất, sao dân Tây gan cùng mình vậy? Dám đem các ông lớn ra chế giễu công khai thế sao? Không ngán ngồi tù ha?" - Tôi nửa đùa, nửa thật nói với chúng bạn.

Người bạn Pháp giải thích tiếp rằng nếu Tổng Thống mà phạm lỗi thì người dân có cả quyền bãi chức ông ta, vì vậy chuyện chế giễu sơ sót của các ông lớn là chuyện rất bình thường.

Tôi bắt đầu nhận thức được thế nào là tự do ngôn luận, tự do nói lên tiếng nói của mình và ý nghĩa thực sự của dân chủ, từ sáng Chủ Nhật ấy.

Trong phỏng vấn vào quốc tịch, một câu hỏi mà tôi hoàn toàn không chuẩn bị, đã được hỏi:

"Có được quốc tịch Mỹ, việc đầu tiên cô sẽ làm là gì?"

Tôi nhìn người phỏng vấn giây lát và trả lời: "Tôi sẽ đi bầu ngay kỳ bầu cử Tổng Thống sắp tới."

Một lá phiếu có thể quyết định người sẽ làm Tổng Thống nước Mỹ. Mình "oai" vậy, tại sao lại không thích?

Một anh bạn trong hướng đạo, khi trò chuyện đã nhắc lại lời của người bạn đã giúp anh ta thôi ray rứt giữa những gì phải làm cho "tổ quốc" và "đất nước". Hai danh từ ấy thật sự có sự khác biệt mà chính tôi cũng không để ý cho đến khi nói chuyện với anh bạn.

"Mỗi người có thể có nhiều đất nước - là những nơi mình đã từng hoặc đang sinh sống, nhưng tổ quốc thì chỉ duy nhất một mà thôi - đó chính là quê hương xứ sở cội nguồn, nơi cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sinh ra và lớn lên. Nếu chúng ta không hay chưa thể làm gì được cho tổ quốc thì phải cố gắng làm tròn bổn phận, đóng góp chút ít gì đó cho đất nước mình hiện đang sinh sống, vì nơi đó - thành thật mà nói thì - là nơi ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của mình."

Tôi thì... chắc chưa đóng góp được gì nhiều cho đất nước Mỹ. Chỉ xin, trước hết, tạm làm tròn bổn phận mà cũng chính là sử dụng quyền dân làm chủ của mình: Đây sẽ là lần đầu tiên trong đời tôi được đi bầu Tổng Thống. Tôi chưa từng được bầu tổng thổng ở tổ quốc tôi thì tôi sẽ bầu tổng thống cho đất nước nơi tôi đang sống. Không phải người dân ở bất kỳ đất nước nào cũng có quyền đi bầu. Tôi may mắn hơn họ. Tại sao không đi bầu?  Dù ngày bầu cử sắp tới đường xá có đông đá như hôm nay - ngày bầu sơ bộ chọn ứng viên Tổng Thống, tôi sẽ vẫn chắc chắn đi bỏ lá phiếu của mình!


Anne Khánh Vân 

Monday, April 11, 2016

Hãy Xin Sẽ Được...

Anne Khánh-Vân
***
Hãy xin sẽ được,
Hãy tìm sẽ gặp,
Hãy gõ cửa sẽ mở cho,
(Mathêu 7:7)
~*~ 

Mìtôm đang chạy chơi bỗng té cái đụi. Mìtôm khóc hu hu và kêu "Mẹ Châu ơi!"  Chúng ta đã hàng trăm lần chứng kiến những cảnh tương tự.  Những lúc gặp khó khăn hay nguy hiểm, dường như phản ứng chung của mọi người là gọi "Mẹ ơi!"  Cho những chuyện nghiêm trọng hơn, khó khăn ngoài khả năng lo liệu hay có thể giải quyết của con người thì chúng ta sẽ làm gì?  Ai sẽ cầu nguyện?  Mà cầu nguyện làm sao kia chứ?

Tôi được đi nhà thờ và được dạy cầu nguyện từ hồi còn rất bé: Cầu cho con được mạnh khỏe. Cầu cho con được bình an... Cầu cho những người thân thương của con được no ấm... Cầu nguyện trở thành một thói quen thường ngày, nhưng thật ra, ý niệm về việc cầu nguyện trong tôi còn rất mơ hồ... Có lẽ vì còn ở cạnh cha mẹ, có lẽ vì còn nhỏ, chưa phải trải qua chuyện gì ngoài khả năng tự lo liệu... nên cầu nguyện có lẽ chỉ là...bỏ ống, để dành đó.  Cho đến khi rời xa nhà, ở xa mọi người thân, trải qua nhiều sự đời, lời cầu nguyện mang ý nghĩa cụ thể hơn.
*
5 giờ rưởi chiều một ngày hè, tôi tan sở và ra trạm xe bus đợi lấy xe đến trường cho lớp học buổi tối. Lục đếm mớ tiền keng: Ôi chết, chỉ còn 70 xu. Vé xe bus những 1 đồng 10 xu! Trời mùa hè, 5 giờ chiều nắng còn chang chang, trời nóng gần 110 độ F (tức tương đương 43 độ C). Tôi nhớ mãi buổi chiều hôm ấy. Tất cả các giải pháp có thể làm cứ rần rần chạy trong đầu tôi: Chạy nhanh qua ngân hàng gần đó rút tiền... và như vậy sẽ có khả năng hụt xe, trễ lớp; còn không thì cứ làm liều lên xe đại và nói với ông tài xế xe là "tui hổng có đủ tiền", ông ta sẽ có thể nói to lên cho cả xe nghe và những người trên xe sẽ có thể gom lại cho tôi phần tiền tôi thiếu; còn nếu sợ xấu hổ và không rút được tiền thì đi bộ đến trường và dỉ nhiên tôi sẽ mất khoảng 2 giờ đồng hồ để đến nơi... Đang phân vân và hoang mang, lo lắng, chưa biết phải làm sao thì tôi bỗng ngừng lại và kêu "Đức Mẹ ơi! Con phải làm sao đây?" 
Lúc đó, mẹ tôi thì ở tuốt bên kia vòng trái đất, tôi mới chân ướt chân ráo qua Mỹ, ở một nơi chỉ có một người quen: Đức Mẹ!  May quá Đức Mẹ ở mọi nơi, tôi kêu cứu cầu may... Đức Mẹ ơi, giúp con nghĩ ra cách tốt nhất với!  Dù hổng biết Đức Mẹ sẽ giúp làm sao, tôi cứ vừa toan tính trong đầu, vừa lẩm bẩm như thế. 

Khoảng một phút trôi qua. Một chiếc xe hơi ngừng lại ở ngay trạm xe bus. Cửa kiếng xe hạ xuống. Cô gái lái xe người Mỹ hỏi tôi, "Cô đi đâu? Lên tôi chở dùm cho. Trời hôm nay rất nóng."  Nếu là một người đàn ông ngừng xe lại thì chắc chắn tôi sẽ không lên xe... Đức Mẹ ý tứ ghê!  Cô gái Mỹ trắng hiền hòa dễ thương đó đã chở tôi đến trường. Suốt buổi học, tôi đã suy nghĩ rất nhiều.  Không phải là một tình cờ.  Chẳng có chuyện gì trên đời này là tình cờ!  Cô gái đó đã không tự nhiên ngừng xe lại hỏi thăm thôi.  Bằng một cách nào đó, Đức Mẹ đã gửi cô ấy đến.  Tôi tin chắc như thế!  Đức Mẹ đã nghe tôi kêu và đáp lời dù khó khăn tôi gặp phải chẳng đáng chi, nhưng tôi đã lo sợ và thật sự kêu vội Đức Mẹ.

Sau lần được "chứng tỏ" đó tôi đã thấy rõ sự nhiệm mầu của lời cầu nguyện.  Cầu nguyện cũng giống như gửi một tin nhắn lên trời.  Ông Trời nhận tin, sắp xếp những gì cần thiết, và trả lời.  Tôi thấy rõ mình đã được nhìn thấy, mình đã được lắng nghe và mình đã được đáp lời dù sự hiện diện của tôi vô cùng nhỏ bé so với cái thế gian mênh mông bao la với vô vàn sinh linh Thượng Đế đã tạo nên.

Sau lần đó, có rất nhiều những lần khác, những khó khăn tôi gặp phải trầm trọng hơn nhiều so với việc thiếu 50 xu đi xe bus, Đức Mẹ đã không bao giờ bỏ rơi tôi (xin hứa sẽ kể thêm về những lần Đức Mẹ hồi âm cho tôi trong những bài viết sau).

Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin cầu cho chúng con.

 Hơn ba chục năm trước, khi tôi xuống thuyền vượt biên.  Thuyền ra khơi không bao lâu thì bị rượt theo và bắn lủng thuyền.  Mọi người trên thuyền buông lời cầu nguyện.  Người đạo Chúa thì thiết tha kêu cầu Đức Mẹ; người đạo Phật thì kêu cầu Phật Bà.  Tiếng kêu cầu dần một lớn, dần một đều đặn, không ngưng.  Thuyền bị kéo vào bờ.  130 người vào trại giam.  Tôi đã không hiểu tại sao kết quả của sự cầu nguyện tối hôm ấy là 130 người "được" vào trại giam.  Lúc ấy tôi chưa 10 tuổi.  Tôi đã trách Đức Mẹ tại sao không giúp thuyền tôi thoát mà lại để cho thuyền bị kéo vào và mọi người phải vô tù.
Sau này, tôi đã hiểu ra.  Thuyền tôi sức chứa chỉ 80 người thôi.  50 người kia là những người đi gian.  Thuyền bị quá trọng tải, ra ngoài kia sóng lớn, khi bão bùng nổi lên... phần nhiều 130 người đó sẽ chìm mình trong đại dương... Có nghĩa, Đức Mẹ và Phật Bà đã giúp 130 người chúng tôi, dù giải pháp không hoàn hảo, nhưng nó đã cho lại cho chúng tôi mạng sống và thời gian chuẩn bị cho một dự án và kết quả tốt hơn.

Có những lúc, lời đáp của bề trên không hoàn toàn ăn khớp với điều mình cầu xin.  Đừng vội trách Thượng Đế.  Đừng vội mất niềm tin nơi Thượng Đế.  Chỉ là vì chúng ta chưa nhìn thấy hết ý sâu xa của Ngài.

Thấy được sự linh thiêng và nhiệm mầu của sự cầu nguyện, tôi càng thận trọng hơn trong lời cầu nguyện.  Tôi cũng thận trọng hơn trong cách cầu nguyện.

Trước kia, có khi tôi đã cầu nguyện một cách máy móc mà không thật sự hiểu ý nghĩa của sự cầu nguyện.  Khi còn bé, tôi đã cầu nguyện để mình cảm thấy bình yên chứ chưa hẵn cầu nguyện vì cần xin một cái gì đó.  Nhưng khi cầu xin một điều gì đó, việc cầu nguyện sẽ giống như khi làm đơn xin một cái gì đó (xin thẻ xanh chẳng hạn), mình phải biết làm đơn như thế nào (mẩu đơn nào, viết cái gì trong đơn), và làm đơn rồi thì phải gửi cho ai (sở di trú hay sở cấp bằng lái xe DMV - làm đơn ba chớp ba nháng, gửi đơn tầm bậy tầm bạ, đơn không bao giờ được nhận, thì sẽ không bao giờ có thẻ xanh!). 

Khi cầu nguyện hay cầu xin cũng vậy, mình phải biết mình xin ai, mình xin cái gì, và thân phận của mình đang ở vị trí nào, đang ra sao, có sẽ được chấp nhận hay không?  Người cầu xin phải chuẩn bị cho mình phương tiện để cầu khẩn, một ngôn ngữ để cầu khẩn, tín hiệu của cầu khẩn, thái độ của sự cầu khẩn.

Một người con đói khát, xin cha của mình chén cơm thì cha của mình không thể cho mình ăn cát được. Tương tự như vậy, khi người con dốt nát khẩn cầu cha mình dạy dỗ cho mình những điều khôn ngoan, minh bạch, cho mình những tri thức thì cha của mình sẽ chắc chắn không thể cung cấp cho mình những điều u tối được.  Người mà mình đi xin đó có thể là bố, là thầy, là tổ tiên, hay Thượng Đế, Trời Phật… Nếu mình xin tổ tiên, hay xin Thượng Đế một con chim đẹp thì tổ tiên hay Thượng Đế sẽ cho một con chim đẹp chứ không thể cho một con rắn độc.  Mình phải biết nhìn nhận và tin tưởng đấng mà mình xin đó sẽ có lòng thương và quảng đại để ban phát cho mình cái mình cần.

Thái độ của người xin phải biết mình đang ở đâu để có thể được nhận những ân sủng mà mình đang cầu xin. Cũng có thể hiểu là khi ở vùng đất quá cao thì nước sẽ không thể chảy lên đến được… vì nước thường chỉ chảy đến vùng đất thấp.  Có nghĩa nếu mình ở vị trí khiêm nhường nhỏ bé thì ân sủng sẽ chảy đến… Chứ còn mình kiêu kỳ, kiêu ngạo quá thì coi bộ hơi khó cho ông Trời gửi giúp đỡ đến.  Ổng muốn gửi nước đến mà phải chạy ống nước lên thiệt cao thì cũng hơi tốn kém cho ông Trời.  Ổng sẽ nói mày leo cột điện cao quá, mày xuống thấp chút dùm tao cái… thì họa may ra tao còn gửi nước tới giúp mày được.

Xin cũng phải có ngôn ngữ của kẻ xin.  Xin không thể nào im lặng được.  Xin không thể nào vô cảm được.  Xin phải chân thành, phải diễn tả được cái cần thiết của cái mình muốn xin.  Ví dụ như khi mình gặp nguy hiểm và gọi 911 thì lời nhắn phải cụ thể, rõ ràng.  Nếu không, nhân viên 911 sẽ không thể hiểu và biết gửi giúp đỡ nào thích hợp đến để cứu cấp kịp thời. 

Mỗi lần tôi xin và được đáp lời, tôi biết cách cầu nguyện và cầu xin hơn.  Tôi cũng hiểu hơn ý nghĩa của lời đáp.


Vài tuần trước, khi tâm trí tôi vướng vào một mối lo toang không có cách chi tự tháo gỡ, tôi không biết đi đâu bèng đi vào phòng cấp cứu (cho biết với người ta).  Tôi đã tưởng mình không còn sức đứng, nhưng khi vào trong, sau khi được chăm sóc, tôi đã cảm thấy mạnh mẽ hơn rõ rệt.  Tôi cảm nhận được sự hiện hữu của Đức Mẹ, người mẹ mà tôi thường kêu cầu.

Tôi đến Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội - Nhà thờ Công giáo La Mã lớn nhất Hoa Kỳ và Bắc Mỹ, và cũng là một trong mười nhà thờ lớn nhất trên thế giới.  Vương Cung Thánh Đường có 70 nhà nguyện và thánh thất có liên quan đến các dân tộc, các nền văn hóa, và những nơi Đức Mẹ đã hiện ra và làm phép lạ.  Tôi đến đây thường xuyên nên mỗi lần đến luôn có cảm giác gần gũi thân quen như "về nhà".  Tôi quỳ gối ở từng nhà nguyện nhỏ trong Vương Cung Thánh Đường. 
  
Tôi não ra lời cầu nguyện cho rõ ràng, chính xác:  Đức Mẹ hãy giúp con có đủ sức mạnh và sáng suốt đi đúng đường, đến đúng nơi, gặp đúng người, làm đúng việc.
  
Trong vòng bảy ngày liên tục ngày đêm cầu nguyện, tôi đã có lối thoát cho khó khăn gặp phải.  Không chỉ thế, kết quả còn ngoài sự chờ đợi!  Đức Mẹ đã luôn luôn có mặt khi tôi khẩn cầu giúp đỡ.
 

*
Nếu đã có lúc bạn nghi ngờ sự hiện diện của Thượng Đế, đừng nghi ngờ.  Nếu đã có lúc bạn nghĩ Thượng Đế không thấy bạn, không nghe bạn, không đáp lời bạn - Hãy tin tưởng hơn vì Chúa đã nói, "Hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ gặp, hãy gõ cửa, sẽ mở cho." (*)  Cánh cửa đóng không có nghĩa mình không thể vào trong.  Mình hãy gõ và hãy biết cách xin, cánh cửa sẽ mở ra cho chúng ta.

Tin tưởng ở Thượng Đế, tôi được bình an, bạn cũng sẽ được bình an!  Chúng ta sẽ biết kiên trì và chấp nhận; chúng ta sẽ sống khiêm nhường và hiền hòa; chúng ta sẽ biết để ý và quan tâm đến mọi người và mọi thứ xunh quanh; chúng ta sẽ biết cách sống đúng với đạo làm người... Và khi đó, khi chúng ta cầu xin, Thượng Đế sẽ lắng nghe và đáp lời...

Anne Khánh-Vân

~*~

(*) Thánh Mathêu là một trong 12 vị môn đệ của Chúa.  Ngài là một người thu thuế và làm sổ sách nên rất sòng phẳng và chính xác với những con số.  Để viết lại được những lời tin mừng trên: "Hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ gặp, hãy gõ cửa sẽ mở cho," ngài đã chứng kiến và thấy được sự công bằng và minh bạch trong lời dạy và việc làm của Chúa trong thời gian ngài theo làm môn đệ của Chúa.
Khi viết lại "Hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ gặp, hãy gõ cửa sẽ mở cho" ngài đã ẩn dụ trong đó ý niệm về sự công bằng và chính xác.  Tại sao xin sẽ được, tại sao tìm sẽ gặp, tại sao gõ cửa đi sẽ mở cho?  Khi xin với ý chí và lòng can đảm, xin có nổ lực và có mục đích, xin với lòng tự tin và dũng cảm, thì khi người mình xin là bố của mình, mẹ của mình, thầy của mình, thánh của mình, Chúa của mình, Phật của mình... các bậc đó sẽ không từ chối.  Các cánh cửa sẽ mở ra.

Chúa đã nói:  Các ngươi cứ làm phần của các người, ta sẽ làm phần của ta.
"Behold your vocation; He hath done all things well; teach ye all nations."

http://www.nationalshrine.com/site/c.osJRKVPBJnH/b.4719297/k.BF65/Home.htm