Saturday, August 1, 2020

Chỉ Có Trong Tưởng Tượng… I Can Only Imagine...

Tác giả: Anne Khánh Vân
Bài số 5421-19-31262-vb3062618

Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tài chính kế toán tại Pháp và Hoa Kỳ, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Mười ba năm trước đây, Khánh Vân có bài “30 Tháng Tư, Một Ngày Để Yêu Quí Ba Hơn.” Mười ba năm sau, Anne Khánh Vân góp thêm bài viết mới, với tựa đề gồm hai phần: Phần đầu đặt theo tên bài hát được dựng thành phim, "I Can Only Imagine" và phần hai, lập lại tựa đề của bài viết cũ được bổ túc bằng những uẩn ức lần đầu tuôn chảy...

***                                                                                                        
Tối qua tôi tình cờ xem được cuồn phim "I Can Only Imagine".  Vào phim là cảnh một cậu bé tai đeo ống nghe, vừa ủi máy cắt cỏ vừa nghe nhạc.  Sau một lúc, bà cụ chủ nhà gọi cậu vào bảo, "Thôi hôm nay cắt như thế đủ rồi cháu ơi!  Nghỉ thôi, vào bà cho tiền đây!"

Nhận tiền xong, cậu tung tăng phóng xe đạp đi qua các xóm làng, tai vẫn đeo máy nghe.  Cậu ghé vào tiệm bán băng đỉa nhạc và dùng tiền vừa cắt cỏ mua thêm vài cái. 

Thoáng vài cảnh đầu cứ ngỡ cậu bé có một đời sống yên vui hạnh phúc; nhưng không!  Khi về nhà… cậu có một ông bố với gương mặt lúc nào cũng đỏ rần và đã bị biến dạng vì uống rượu nhiều. Ông thường xuyên hành hạ hai mẹ con cậu. Khi người mẹ không còn chịu nổi và bỏ đi, để cậu ở lại với bố, cậu chỉ khoảng 10, 11 tuổi, tiếp tục một mình đương đầu với người bố hung bạo, thường xuyên la mắng đánh đập.

Những hình ảnh trong phim và câu chuyện tự dưng đưa tôi trở về quá khứ của ba mươi mấy năm về trước.  Những năm tháng đen tối của nhiều mảnh đời… Ẩn hiện, nổi chìm, quá khứ hiện tại…

Màn hình tivi lại sáng lên. Cậu bé trong phim lớn lên, học trung học và chơi bóng bầu dục cho đội tuyển của trường.  Và một ngày kia cậu bị gãy chân.  Thương tích khá nặng nên cậu buộc ngưng chơi bóng.  Cậu phải tìm một môn học khác không chạy nhảy va chạm để thay thế.  Thích âm nhạc từ bé, cậu chọn chuyển qua âm nhạc.  Chống nạng vào lớp, cậu giải thích với cô giáo vì sao cậu phải xin vào lớp cô giữa khóa.  Cậu xác nhận không biết hát và chỉ xin được giúp bất cứ việc gì cô giáo cần cho lớp.  Cô giáo cho cậu làm phần điều chỉnh âm thanh vì cậu không cần đứng để làm việc.  Một hôm cô giáo bất ngờ khám phá năng khiếu ca hát của cậu khi cậu một mình hát nghêu ngao trong hội trường, tưởng không có ai ở đó.

Cậu đã chống đối quyết liệt khi phát hiện cô giáo đăng bản phân vai và bài hát của từng người cho buổi trình diễn tổng kết cuối năm học.  Đó là ngày mọi người ai cũng bất ngờ khám phá một giọng hát hay hiếm hoi.

Người bố khám phá tài "tầm phào" của con trai khi tình cờ đọc được mấy miếng quảng cáo ở những tiệm ăn trong vùng. Về nhà, ông mắng con trai, "Mấy cái trò hát hò của mày có kiếm được tiền đem cơm về để trên bàn không? Thực tế đi, đừng mơ mộng viển vông nữa."

"Tại sao bố không tin là tôi có thể hát? Hôm nay nhà thờ địa phương mời tôi hát, sao bố không đến nghe tôi hát thử xem rồi hãy chế nhạo tôi?"

"Ta không muốn mất thời gian đâu… Mơ với mộng!" 

Dù con ông nay đã xong trung học, 18 tuổi, ông vẫn còn thói quen hay đánh đập con.  Từ phía sau, ông phang cái dĩa đồ ăn vào đầu cậu con trai đổ máu… Hai cha con họ đụng độ nhau lớn ngày hôm đó.  Có lẽ tức nước vỡ bờ, cậu con trai trút hết mọi đè nén bấy lâu, "Tôi với bố hôm nay coi như xong.  Đáng lẽ tôi cũng đã bỏ đi từ lâu như mẹ.  Nhưng tôi đã ở lại vì tội nghiệp bố sẽ một mình.  Nhưng hôm nay tôi cũng quá đủ.  Tôi không còn cần ở lại với bố nữa.  Bố không cần ai ở cạnh bên." Ngay hôm sau, anh ta khăn gói, lên xe máy, ra đi… Bart gia nhập một nhóm chơi nhạc cụ nhưng thiếu người hát, thành lập ban nhạc và bắt đầu là ca sĩ chính cho ban nhạc từ đó.

Câu chuyện này không phải sản phẩm của tưởng tượng mà là chuyện đời thật của ca sĩ Mỹ nổi tiếng Bart Millard mà chắc chắn nhiều người trong quý vị đã biết.  Biết được thêm chi tiết đời sống sinh hoạt trước khi có tên tuổi của Bart Millard, chúng ta càng thêm rõ con đường đến thành công nào cũng đầy chông gai, thử thách; có khi cũng đong đầy nước mắt và đau thương,…

Bart Millard có tài hát, có khả năng viết nhạc.  Các buổi trình diễn của nhóm anh luôn có rất nhiều người đến xem và ủng hộ.  Nhưng các nhà đánh giá và đầu tư băng nhạc vẫn thấy nhóm anh có gì thiếu để có thể thực sự đi xa.  Người đạo diễn, đại diện nhóm nhạc của anh mà cũng là người thầy đã luôn sát cánh với Bart từ những ngày đầu đã chuyện trò với Bart sau khi các nhà đánh giá chấm rớt nhóm của anh.

"Có những lúc tôi thấy cậu viết được những bài hát rất hay.  Đang hát rất có hồn thì tự dưng cậu như chạy trốn cái gì đó và những hứng khởi vụt tắt trong chính cậu và trong cả khán thính giả.  Cậu lẩn trốn cái gì hở Bart?"

Ai cũng có những nỗi niềm riêng. Khi những niềm riêng đó càng chất chứa nhiều đau thương và nhất là bất thường thì càng khó thổ lộ. Không dám chia sẻ. Nói ra sợ người ta không hiểu, nói ra sợ người ta cười chê, coi thường… Lưỡng lự một hồi, Bart ngập ngừng, "Bố cháu… bố cháu…"

"Ông ta đã hành hạ cháu, đánh đập cháu đúng không?" - Người thầy tiếp lời.

"Cháu phải sống với nó suốt đời, chú biết không? Cháu phải che giấu nó suốt đời…"

"Không, Bart, cháu không phải che giấu nó. Đừng chạy trốn nữa. Stop running from it. Face that fear. Let that pain become your inspiration... Hãy đối diện với những sợ hãi đó.  Hãy để cho những đau thương đó trở thành nguồn cảm hứng của cháu…"

Mắt Bart bừng sáng.  Người thầy như khai mở những góc tối thâm sâu trong lòng anh ta…

*

Chuyện đời của cậu bé Bart Millard ngày xưa có nhiều điểm giống chuyện đời của tôi.  Chỉ khác khi lớn tôi không thành ca sĩ nổi tiếng. Tôi có hay hát nghêu ngao trong… khi tắm chứ không hát nghêu ngao trong hội trường và không được có cô giáo tình cờ nghe và khám phá… tài năng. 

Tôi viết, viết từ khi 8, 9 tuổi.  Viết với tôi như một trị liệu. Những dòng chữ cũng đong đầy những tâm tình nhưng thiếu nốt nhạc nên không thành ca khúc. Chúng thành những câu chuyện, những chứng nghiệm, những chia sẻ. Tuy nhiên, như Bart, tôi cũng vẫn còn lẩn tránh một số chuyện của quá khứ. Chọn lọc chỉ viết những điều nên viết.  Sợ viết ra một số điều mà Bart cũng đã sợ và nghĩ mình sẽ phải giấu nó, phải sống với nó suốt đời…

Bart nghe lời thầy phải đối diện với những sợ hãi và dùng những đau thương làm nguồn cảm hứng trong sáng tác, rót hồn vào các bản nhạc để chúng thật sự sống, sống mạnh mẽ.

Bart xin phép ban nhạc về nhà giải quyết một số việc cá nhân.  Khi về nhà, cậu nhận thấy có sự khác biệt. Sáng ra trên bàn thấy có bánh trái. Bart định bỏ đi ra cửa thì bố gọi cậu lại mời con trai ngồi xuống ăn sáng.  Bố cậu khoe những thức ăn ông vừa chuẩn bị.  Nào là bánh, nào là thịt chiên… Bart ngạc nhiên vì Bố cậu có đời nào nấu ăn.  Trước khi ăn, bố cậu còn đề nghị cầu nguyện.  Bart càng ngạc nhiên.  Pha chút chế ngạo, Bart lên tiếng, "Ủa, bố phát hiện ra Chúa hồi nào thế?"

Bố Bart kể lại ông đã bắt đầu nghe các bài giảng trên Radio, mỗi Chủ Nhật.  Ông cũng đã đọc hết cuốn kinh thánh, tới lui đôi ba lần. 

Những buồn hận về cha bị buộc chặt trong lòng bấy lâu nay như được cắt dây bung mạnh ra ngoài.  Bart chỉ căng thẳng đốp chát với bố cho thỏa uẩn ức chứ không đón nhận những thay đổi nơi ông.  Người bố hung hăng luôn nóng giận của cậu hôm nay thật kiên nhẫn từ tốn. Ông cứ để cho con trai trút giận rồi lựa lời, "Bố biết bố đã rất nông nổi. Có thể nào chúng ta chỉ chọn nhớ những kỷ niệm vui về nhau được không?"

"Bố đùa à? Bố và tôi làm gì có kỷ niệm vui để mà chọn. Những kỷ niệm tôi có về bố chỉ toàn những kỷ niệm kinh khủng tồi tệ!"  Bart ngừng một chút rồi nói tiếp.

"Bố có nhớ tối hôm đó không?  Bố đã đánh tôi rất dã man. Tôi đã khóc suốt đêm hôm đó. Không phải khóc vì sợ mà cả vì đau. Đau cả một vùng bụng. Đau không ngủ được. Ngày đó tôi bao nhiêu tuổi, bố có nhớ không? Chừng mười một tuổi thôi… Một tuần bố đánh tôi bao nhiêu trận? Bốn năm trận?…"  Và cậu bé ngày xưa nay đã lớn đó lại rươm rướm nước mắt.

Buổi nói chuyện trung thực cần có giữa hai cha con cuối cùng đã diễn ra.  Họ nói ra những gì cần nói cho nhau nghe.  Những điều sâu thẳm tận đáy lòng.  Bố Bart nhẹ nhàng nói, "Bố biết! Bố cũng đã từng khóc khi nhớ lại những lần mình đã hành hạ con. Bố biết bố đã rất tệ hại. Chúa đã tha thứ cho bố, con tha thứ cho bố được không?"

"Bố thật sự hỏi tôi tha thứ cho bố à?" Nước mắt lưng tròng, Bart nhìn bố như không hiểu làm sao bố anh lại có thể hỏi anh làm một điều mà có lẽ chỉ có ông Trời mới có thể làm được.

"Ta đã tưởng lời cầu nguyện của ta được Thượng Đế lắng nghe và trả lời.  Con có nhận được các thư ta viết gửi cho con không?"

"Có, nhưng tôi xé bỏ hết!"

"Bố tưởng con có đọc thư và vì vậy mà con trở về!"

Bart nhìn cha trả lời, "Chúa có thể đã tha thứ cho bố, nhưng tôi thì không. Không thể!" và Bart bỏ đi.

*

Mười ba năm trước, một trong những bài viết đầu tiên tôi viết gửi Việt Báo cho giải Viết Về Nước Mỹ là bài "30 tháng 4: Một Ngày Để Càng Yêu Quý Ba Hơn".  Ông bố trong chuyện của tôi cũng không kém ông bố của Bart nhưng có lẽ tôi còn may mắn có được một số kỷ niệm đẹp với ông bố mình.

Ông là một kỹ thuật viên của không quân VN, làm việc ngay trong phi trường Tân Sơn Nhất. Cuối Tháng Tư 1975, ông đã ngồi trên chuyến bay cuối cùng có thể rời khỏi Việt Nam, nhưng rồi đã quyết định rời bỏ chuyến bay, ở lại với vợ con. Năm đó tôi chỉ mới một tuổi khi Sài Gòn sụp đổ. Và khi lớn khôn, trong hoàn cảnh cơ cực, tuyệt vọng của cả thành phố, tôi sẽ chỉ được thấy một ông bố say sỉn, hung bạo.

Dù sao, tôi đã có được chút  kỷ niệm đẹp hiếm hoi của ngày 30 tháng Tư. Đó là nguồn sống nuôi cái con bé làm việc cực nhọc từ 7, 8 tuổi, ăn đòn tứ phía, vết bầm này chưa tan thì vết bầm khác lại chồng lên.  Tôi đã dùng các kỷ niệm đẹp dù ít ỏi để giúp con bé còi cọp túng thiếu nhiều thứ có đủ sức mạnh thoát ra khỏi những cảnh sống và tháng ngày đen tối, giúp nó có đủ nghị lực vượt qua khó khăn, lo cho gia đình, đem gia đình ra khỏi vùng tối tăm đến với ánh sáng.

Mấy tuần qua, một số chú bác nhắc viết thêm bài mới. Tháng Tư đã trở lại. Lạ một điều, không hiểu sao, với tôi, ngày 30/4 mới thật là ngày của Cha của mấy ông bố Việt Nam.  Bởi với tôi, ngày 30/4 đó đã đánh dấu nhiều hy sinh mất mát của mấy ông bố Việt Nam. Ngày mà nhiều người trong số họ đã già dặn hơn, thấy rõ hơn giá trị của họ, vị trí quan trọng của họ, không chỉ trong gia đình, trong xã hội, mà cho cả tương lai đất nước và dân tộc Việt Nam. Nó cũng cho thấy sự mạnh mẽ dẻo dai, cố gắng và ý chí kiên cường của nhiều ông bố. 

Cảm ơn các chú bác đã có lòng nhắc tôi viết. Năm nay hình như tôi sẽ có nhiều điều để viết cho các ông bố Việt Nam, đặc biệt là ông bố của tôi, nhân ngày của bố!

*

"Chúa đã tha thứ cho bố.  Con có thể nào tha thứ cho bố được không?"

Trong tức giận và khi muốn lại bỏ đi, Bart tìm thấy thư của nhà thương gửi cho bố anh về tình trạng căn bệnh ung thư tụy tạng. Có nghĩa ông đã khám phá bị ung thư mấy năm qua. Bart trở vào nhà tìm bố thì thấy ông trong gara, đang tức giận chính mình và đập chiếc xe cổ mà ông đã sửa sang lại để chờ Bart về cùng ông đi.  Ông té quỵ trong gara.  Cuộc chiến nội tâm phát ra thành hành động trong chính hai cha con đã bùng lên và trụi xuống.  Đâu đó trong mớ cảm xúc và cảm thông đang xáo trộn, hai bố con họ cuối cùng đã tìm được nhau.

Bart ngồi xuống cạnh chỗ bố nằm quỵ và hỏi, "Bố sắp chết rồi đúng không?"

"Đúng, bố sắp chết!"

Những ngày sau đó họ bắt đầu mọi thứ lại từ đầu. Họ bắt đầu tạo lại các kỷ niệm đẹp bị thiếu giữa hai cha con. Họ chuyện trò với nhau như hai người đàn ông.  Họ hỏi thăm nhau chuyện tình cảm yêu đương. Bố Bart kể ông đã tìm nghe con trai hát trên các đài radio. Ông hối hận khi đã chế nhạo con khi nó bắt đầu sự nghiệp ca hát. Ông hối hận khi đã chà đạp những ước mơ của con. Ông kể cho Bart nghe lời Chúa trong kinh thánh đã đã giúp ông nhìn ra mình tệ hại ra sao và ăn năn thế nào. Ông muốn được dịp sửa lại những gì đã sai trong thời gian ít ỏi còn lại.

Bart soạn lại những đồ đạc cũ của anh và tìm thấy cuốn nhật ký anh đã bắt đầu viết khi đi trại hè, mùa hè mẹ Bart đưa anh đến trại và đã bỏ đi, không bao giờ trở về.  Những đêm ở trại, giờ tâm linh bên ánh lửa, người thầy đã giảng và tập cho các em viết một câu, "Today, I choose to forgive... Hôm nay, tôi quyết định tha thứ…"  Dấu ba chấm vẫn chưa bao giờ được điền tiếp... Cuốn nhật ký phủ dầy một lớp bụi…

Quên không dễ; tha thứ càng khó hơn nhất là khi những người để lại những vết thương trong mình, những người hành hạ thân xác mình suốt từ tấm bé, không ai khác chính là những người thân của mình, những người đáng lẽ phải bảo vệ, che chở mình, tránh đi cho mình những đau thương. Mọi thứ bị khắc sâu trong tâm trí và ám ảnh mãi đến lớn, không làm sao bôi xóa.  Quá khứ cứ dày vò.  Khi thì như đã quên tất cả; lúc khác thì từng chi tiết lại hiện lên rõ rệt như chỉ mới hôm qua.  Chiến tranh nội tâm cứ diễn ra giữa nhớ và quên, giữa tha thứ và cố chấp, giữa chấp nhận và chống trả.

Nếu con người ta có thể xóa đi những gì không muốn giữ trong tâm trí dễ như mỗi khi ta muốn xóa đi một thứ gì đó không cần giữ nữa trong thẻ nhớ của máy điện toán hay máy điện thoại... thì mọi thứ trên đời này sẽ đơn giản biết là bao.  Có lẽ Thượng Đế tạo ra con người biết thương biết ghét, biết buồn biết vui, và có khả năng nhớ khác với muôn loài là để chúng ta thử thách chính chúng ta chăng?

*
Today I choose to forgive… Hôm nay, tôi chọn Tha Thứ…

Trên giường bệnh trước khi từ trần, bố Bart nói đã hãnh diện về con trai ra sao và ông muốn con trai hãy theo đuổi ước mơ. Ông giải thích ông đã không thực hiện được những ước mơ của mình nên đã không ủng hộ các ước mơ của Bart. Nhưng ông đã thấy Bart khác ông; Bart đã tỏ rõ có thể thực hiện những gì nuôi nấng và ông đã tin Bart sẽ có thể đi tiếp đoạn đường còn lại và đến đích.  Ông để lại bảo hiểm nhân thọ giúp con có tiền chi phí hàng tháng, trong lúc còn phải theo đuổi ước mơ và chưa có thu nhập.

Chỉ tưởng tượng thôi, không cần phải làm thử hay sống thử chỉ một năm, hai năm, hay năm năm, mười năm, mười lăm năm… Khi con người ta mất đi hết những gì quý giá nhất, quan trọng nhất và bị đá dồn xuống tận cùng của tất cả, họ có thể trở nên điên loạn đến mức nào? 

Nhớ lại rồi hiểu ra việc cả miền Nam Việt Nam bị đẩy tới chỗ phải sụp đổ ra sao, tôi đã hiểu không chỉ riêng gia đình hay bản thân mình. Cái con bé nhóc tì thời đó chỉ là một điển hình trong muôn ngàn con bé thằng bé nhóc tì khác có cùng hoàn cảnh.  Chúng tôi là những nạn nhân của một thời đại. Những ông bố của chúng tôi còn là những nạn nhân lớn hơn… Nhưng cũng đã gần nửa đời người trôi qua.  Nhớ mãi, oán trách mãi có lợi gì?

Tôi đã thử nhiều lần và nhận thấy giữa khóc và cười, cười dễ hơn.  Khóc đòi hỏi sự hợp tác của nhiều thứ quá.  Nào là tuyến lệ; rồi phải vận động các cơ cho đủ nhăn má, mắt, mặt, môi; rồi phải tạo nên âm thanh, tạo tiếng nức nở; xong rồi phải nung nấu cảm xúc… Tất cả các thứ đó phải diễn cùng lúc mới thành… khóc!  Khó quá!  Mất công quá!  Cười đến cái rẹt, nhanh hơn, dễ hơn, đỡ hao tốn năng lượng thời gian hơn… Thôi thì quyết định cười thường xuyên hơn thay vì khóc.

Cũng như thế, quên và tha thứ để yêu thương dễ hơn, đỡ hại não hại tim hơn thay vì phải nhớ, cố chấp, và ghét bỏ…

Nói thì dễ vậy, nhưng khi làm thì không chắc có sẽ dễ như vậy không!  Có lẽ tha thứ sẽ xảy ra và có dễ làm hay không còn tùy thuộc vào thái độ và những thay đổi của đối tượng.

*

Sáng Chủ Nhật, ngày lễ Phục Sinh, tôi đang ở xa nhà thì nhận tin nhắn của ông bố tôi (mà trong các bài viết trước tôi hay gọi là tía Hai Lúa).  Ông viết, "Chiều nay Mimi về mấy giờ, có ăn tối với ba được không? Ba đãi."

Khánh Vân tôi là con gái rượu, tức là con gái thường (được nhờ) đi mua rượu (và trả tiền dùm luôn) cho tía má.  Cũng là chị Hai trong gia đình nên thường chi phí cho cả nhà mỗi lần đi kéo ghế.  Bởi vậy nên khi được ai lên tiếng đãi, tôi rất mau mắn nhận lời (hihi chỉ nói đùa chút cho vui thôi, chứ cho dù tía Hai Lúa đòi đãi, tôi vẫn trả tiền để là con gái rượu sang…).

Tôi về kịp trước giờ ăn tối và cùng tía Hai Lúa đi ăn vì má tôi vắng nhà. Khi ngồi ăn, ông kể "sáng nay nhà thờ đông quá trời, chỗ đứng trong nhà thờ cũng không còn, nhiều người phải đứng tận ngoài sân."  Tía Hai Lúa tôi theo đạo bên vợ chứ không phải đạo gốc.  Ông đã từng đùa phá kể chuyện hồi xưa còn trẻ học đạo khi bị ép và phải làm thì chỉ là "con thờ lạy Chúa ba ngôi, con lấy được vợ, con thôi nhà thờ."  Nghe tía kể chuyện sáng nay đi lễ, tôi đã nghĩ bụng, "À, đâu phải ba chỉ đi nhà thờ khi có má ở nhà vì phải chở má đi. Ông ấy ở nhà một mình vẫn tự đến nhà thờ dự lễ, ngày lễ trọng."  Để một người đã từng mất hết niềm tin trong tất cả có lại đức tin và chăm chỉ đi lễ, chăm chỉ cầu nguyện, chắc hẳn ông đã được cứu rỗi và tìm thấy sự mầu nhiệm khi có đức tin và cầu nguyện.

Cũng như thế, khi má tôi không có nhà, tía Hai Lúa tôi vẫn đều đặn đến văn phòng Boat People SOS mỗi thứ Sáu để làm thiện nguyện giúp phân phát bánh trái rau quả cho các gia đình khó khăn. Ông cũng đã có thể mượn lý do tòa-nhà ngoại giao (má Hai Lúa tôi) không có nhà và ông không phải làm những việc mà bà đăng ký làm chứ chưa hẵn ông đã thích.  Tôi đã từng nghĩ tía Hai Lúa tôi là người hơi bị không mấy siêng nhất nhì thế gian. Nhưng tía Hai Lúa hôm nay của tôi đã khác.  Ông thích tham gia những việc xã hội.  Ông quan tâm đến những gì diễn ra xung quanh mình và muốn là người hữu dụng không chỉ giới hạn trong gia đình mà cả trong bạn bè, người quen.  Ông tự túc, tự giác, làm những gì tin mình cần làm, không cần phải có người hối thúc đưa tay lôi kéo ông đi. 

Khi tôi đem được má tía qua Mỹ, họ chưa 60 tuổi. Tía tôi tìm được việc làm ở tiệm Thrift Store bên kia đường, với mức lương tối thiểu của tiểu bang $7.25 một giờ.  Ông đã kiên trì làm ở đó 6, 7 năm.  Cứ ngày ngày thu nhận các đồ đạc vật dụng được cho, sắp xếp theo loại cho gọn gàng trong nhà kho, sửa lại nếu cần những gì hư nhẹ và còn dùng được… để sau đó đồ được định giá và đem ra bán.  Ông cũng thường giúp khách hàng mang đồ nặng ra xe hoặc giúp khách hàng lắp ráp những thứ hơi cần chút kỹ thuật. Tối đến, ông sẽ dọn dẹp lau chùi tiệm, tắt đèn và đóng cửa.  Một công việc mà theo nhiều định nghĩa trong tiếng Việt là làm "cu-li", chắc chắn nhiều người sẽ chê không muốn làm vì sĩ diện.  Nhưng tôi thấy ông tía Hai Lúa tía tôi lại có vẻ rất tự hào có được công việc làm đó.

Riêng cá nhân tôi, tôi nhận thấy công việc làm này vô giá vì nó đã giúp tía tôi hòa nhập vào đời sống và tư duy mới ở Mỹ.  Tính tình ông đã thay đổi nhiều mà không hẵn ai cũng nhận ra và thấy được giá trị, ngay cả chính ông.  Trong thời gian làm việc ở đó, ông đã được khám phá bị ung thư và phải chữa trị.  Ông vẫn đi làm và học cầu nguyện.  Mỗi ngày trong công việc, khi sắp xếp gọn gàng lại những ngổn ngang bừa bộn xung quanh mình, cũng chính là dịp để ông suy gẫm và sắp xếp cho gọn gàng lại những gì còn ngổn ngang bừa bộn trong chính tâm hồn và thể xác mình. 

Ông cũng nhận thức rõ hơn và mạnh dạn quyết định khi phải vứt bỏ đi những gì đã quá hư, không còn thích hợp, không nên giữ.  Cuối cùng lại, khi làm một công việc mà ít người muốn nhận làm vì nó có vẻ quá thấp kém có lẽ cũng đã giúp cho tía rèn luyện tính khiêm nhường, thấy mình nhỏ bé.

Hôm nay tía Hai Lúa tôi đã được nhận vào làm cho hệ thống trường học của quận Fairfax.  Tôi giúp ông nộp đơn từ lúc mới qua Mỹ; sau đó nhờ bác Chí ở gần nhà, người thầy đã dạy má tía tôi tiếng Anh trong nhiều năm qua, đã hướng dẫn thêm nên đến văn phòng nhân sự nhắc chừng để họ biết mình vẫn kiên trì chờ đợi được chọn.

Sau gần 8 năm, với nhiều hướng dẫn và giúp đỡ, cuối cùng tía Hai Lúa tôi được nhận vào làm và gửi tới một trường học cách nhà khoảng 30 dặm. Ông làm ca nhì, từ 3 giờ chiều đến 11 giờ tối. Tôi đã hơi lo tía lái xe hơi yếu buổi tối, lại không rành nhiều đường sá; 11 giờ tối mới tan ca lái về nhà, không biết ông có vững vàng đủ để nhận việc và làm lâu dài không.

Khi xin nghỉ ở tiệm Thrift Store chỉ cách nhà nửa dặm, từ nhân viên đến cấp trên và cả những người khách hàng thân quen của tía Hai Lúa, ai cũng buồn và tiếc sẽ không còn dịp làm việc với tía tôi nữa. Nhưng họ đều mừng là tía tôi bước lên được một bước cao hơn. Lương ông lên $15 một giờ bắt đầu cho thời gian còn là nhân viên tạm.  Nhân viên tạm có nghĩa trường học nào có nhân viên chính thức bị đau bệnh hay nghỉ hè dài hạn và cần được bổ sung nhân viên thì nhân viên tạm sẽ được điều đến đó tạm trám vô chỗ trống.

Tía tôi cứ như thế được chuyển đi vòng vòng các trường học trong quận và mỗi nơi chỉ làm độ vài tháng. Các trường này vẫn tương đối xa nhà. Ông vẫn kiên trì và vẫn thường xuyên lui tới nhắc chừng với phòng nhân sự xin được điều về làm gần nhà khi điều kiện thích hợp.  Sau gần một năm, với những phê bình tốt của những quản lý ở từng trường cho làm thử việc, ông đã được về làm ở trường học cách nhà 3 dặm và được gửi đi học cách sử dụng các máy móc hoặc kỹ thuật cần thiết cho công việc để vào biên chế, chuẩn bị trở thành nhân viên chính thức.

Ông chỉ làm công việc dọn dẹp và bảo trì trường học sau khi học trò tan trường. Vẫn là người bật hệ thống an ninh báo động trừ trộm cắp, tắt đèn, đóng cửa... Một công việc cu-li như cách ông hay nói nhưng ông rất hãnh diện và hài lòng về nó.  Phải đi bộ rất nhiều mỗi ngày, ông như vừa được tập thể dục và vừa được phát lương.  Ông làm ra tiền, không phải nhờ cậy hay xin trợ cấp của ai. Cuối năm ông cũng có bản thuế và đóng thuế, để dành vô an sinh xã hội và hưu trí như mọi công dân Mỹ.

Khi có người thân quen than không có việc làm, tía tôi sẽ nói, "Trời ơi, dở nhứt là tui nè, mà tui vẫn còn được cho việc để làm. Mấy người sẽ có việc dễ chắc nếu không kén chọn và cứ vui vẻ đón nhận những gì được cho."

*

Năm 2001, ban nhạc rock Christian MercyMe đã phát hành đĩa nhạc “I Can Only Imagine” do chính Bart Millard viết và trình bầy. Bài hát nhanh chóng  mang lại tên tuổi cho Bart Millard và ban nhạc Christian MercyMe. Với giải thưởng Dove cho “nhạc sĩ của năm”,  hơn 2.5 triệu đĩa hát đã bán hết và năm 2018 đạt mức đĩa hát Christian  bán chạy nhất mọi thời đại. Cũng trong năm 2018, câu chuyện thật về cha con Bart được dựng thành phim.

Trong buổi phỏng vấn của đài phát thanh cơ đốc uy tín dành cho những người tài ba có tác phẩm xuất sắc, khi Bart nói là chỉ chừng mười phút là anh viết xong  bài hát, người phỏng vấn biết tâm sự của Bart, cô bổ túc, "Không, anh không viết nó trong chỉ mười phút.  Anh đã đánh đổi cả cuộc đời của anh để có được một tác phẩm tuyệt vời như vậy!"  Bart ngừng lại một chút rồi nói, "My dad was a monster, the only word for it.  But I saw God transformed him from someone I hated to someone I wanted to become… Bố tôi đã như một con quái vật,  không có chữ nào khác để diễn tả.  Nhưng tôi đã được thấy Thượng Đế thay đổi con người của ông ta, từ người tôi vô cùng căm ghét trở thành người tôi muốn được trở thành."

Đúng như Bart nói, tôi cũng đã từng thấy Thượng Đế thay đổi con người của cha tôi. 

I can only imagine what it will be like
When I walk, by your side
I can only imagine what my eyes will see
When your face is before me
I can only imagine…
(Tôi chỉ có thể tưởng tượng sẽ ra sao
Khi tôi đi bên người
Tôi chỉ có thể tưởng tượng những gì sẽ nhìn thấy
Khi người đối mặt tôi…)

Mới đó, cuối tháng Tư năm nào, chàng Hai Lúa trẻ trung rời khỏi chuyến bay tự nguyện ở lại với gia đình và Sài Gòn tan nát. Sau đó, mọi niềm tin sụp đổ. Tuyệt vọng là lúc quỉ dữ có thể biến hình con người thành hung hãn. Những rồi đức tin sẽ trở lại. Cứ cố gắng hết sức phần mình, Thượng Đế sẽ biết và tiếp sức trong phần việc của ngài. Và ông tía Hai Lúa ngày hôm nay của tôi đã trở thành một con người khác, một người mà tôi đang thực sự hãnh diện. 

Sáng nay, một ngày cuối tháng Tư năm 2019, Tía Hai Lúa đóng bộ bảnh bao, đi thi quốc tịch. Lái xe đưa ông đi,  hai bố con truyện trò vui vẻ, có lúc còn dừng xe bên đường “ngoạn cảnh”, chụp hình đám cây cối mà ông khen đẹp, không nhắc gì về những bài học thi quốc tịch mà ông sắp trả bài. Bao năm qua, tự ông biết lo lấy. Quan sát và theo dõi những thay đổi chậm rãi trong người cha đã cho tôi niềm tin vào ông. Kết quả: Tía Hai Lúa của tôi được chúc mừng trở thành công dân Mỹ, chỉ còn chờ ngày dự lễ tuyên thệ, lãnh bằng.


Sáng nay, một ngày cuối tháng Tư 2019,  tôi đưa Tía Hai Lúa đi thi quốc tịch.

Tôi viết bài viết này để mừng “công dân Mỹ” Hai Lúa. Mừng ông bố đã vượt thoát bệnh ung thư và vượt được chính mình. Bài viết nhỏ này cũng mong được gửi tới các ông bố ngày xưa ngày nay, các ông bố giữa Nam và Bắc, các ông bố của thời chiến và thời bình, các ông bố còn ở lại hay đã ra đi,… Các ông bố mà hôm nay các con đây đã hiểu nỗi thống khổ vô hình, những đau thương mất mát một thời. Mong cha con chúng ta hãy cùng nhau trút bỏ và cho qua đi những gì phải qua và cùng nhau bước tới.

*

"Ba mươi tháng Tư, một ngày để yêu quý ba hơn" là tựa đề bài viết năm xưa. Ngày này, năm nay, tía Hai Lúa của tôi thực sự thành một công dân Mỹ và vẫn đúng như xưa, tôi đang có thêm một ngày 30 tháng Tư để yêu quý ba hơn.  Với tôi, đây là ngày mà bao năm qua tôi vẫn hằng ước mơ, tưởng tượng.

Cám ơn ơn trên. Cám ơn nước Mỹ.
Cám ơn các bậc cha chú của thế hệ chúng tôi.
Cám ơn Tía Hai Lúa của con.

Và chân thành cám ơn tất cả các cô chú bác anh chị em độc giả khắp nơi đã luôn hỗ trợ Khánh Vân suốt nhiều năm tháng qua.  Cầu chúc tất cả chúng ta ngày ngày được an vui thư thái.

Anne Khánh Vân
***
Đường dẫn bài của tác giả đã viết về 30 tháng Tư trên Việt Báo online / Viết Về Nước Mỹ
30-4: Nhìn Lại! Nhìn Lại! Nhìn Lại Nữa!  

30 Tháng 4: Một Ngày Để Quý Yêu Ba Hơn 

Monday, March 9, 2020

Ask, and It Will Be Given To You

Anne Khanh-Van                                                                    

 Ask, and it will be given to you;
Seek, and you will find;
Knock, and it will be opened to you.
(Matthew 7:7)
~*~

My little nephew was playing and fell down.  He cried and called "Mommy, mommy!"  We have seen this same scene replayed many times, everywhere.  When we come across difficult moments or dangerous situations, our first reaction is usually to call for our Moms.  For difficulties beyond human power or control, what should we do?  What would you do? Would you pray?  But how to pray exactly?

I am Catholic and was taught how to pray when I was a child: Lord, please give me health. Lord, please give me peace. Lord, please give my loved ones prosperity... Praying became a daily habit; but in fact, the real meaning of ​​praying was very vague... Maybe because I was still young and living under my parents' protection; I had not experienced anything beyond my capability to deal with, so praying was just like saving something for rainy days.  It was not until the day I went away from home, away from all of my loved ones, confronted by many obstacles beyond my capability to resolve, that praying finally had more specific meaning.  Praying with full conviction became the intent of my action.

It was 5:30pm, a summer day, I left the office and rushed to the bus stop to catch the bus and go to one of my evening classes.  I checked my penny pouch and counted: Oh, shoot, there were only 70 cents left. The bus ticket was $1.10 at that time.  It was very sunny and hot that day.  The temperature was about 110F.  I still remember that afternoon clearly.  All possibilities were running all around my mind: I could either run to an ATM machine nearby to get some cash... but then the chance to miss the bus would be very high, then I would probably miss the class; or I could "bravely" get on the bus and tell the bus driver "Sir, I am so sorry, I have only 70 cents.  Would you please still give me a ride?" then the bus driver might loudly talk to the people on the bus to help me get the 40 cents I was missing; or I would just simply walk to school and of course it would take me about 2 hours to get there... I was totally confused, anxious, and panicking.  I wasn't sure what to do.  I suddenly stopped and called "Oh Mary! Please advise me what best to do."

At that time, my mother was on the other end of the globe; I had just arrived in the United States.  I had to take care of everything myself to survive.  I didn't know anyone in the area but one person: Mary!   Luckily, Mary was everywhere.  So, I called for Mary again, just in case.  She heard me – I thought to myself.  Although I didn't know how She would be going to advise or help me, I just kept thinking about all the possibilities and mumbling "Mary, Mother of Perpetual Help…" and asked for her help.

A couple of minutes had passed.  A car stopped right in front of the bus stop.  The window was lowered.  A young female driver asked me, "Where are you going? Come on in. I will give you a ride. It's extremely hot today."  If it was a man, I would have hesitated to get in the car...  Our Mary thought about every single detail.  That young lady drove me to school.  I got to my class in time but couldn't stop thinking about what had happened.  That wasn't a coincidence.  To me, there is no coincidence in life at all.  That young lady didn't stop at the bus stop by chance.  In some ways, Mary sent her my way.  I strongly believe so!  Mary had heard me call for her help and answered my call.  Even though the difficulties I encountered were not serious enough for me to bother Mary, I was scared and rushed to call for Her, as I had previously called for my Mom when I was younger.

After being "proved" that day, I saw the anatomy of prayer.  Praying is like sending a message to someone up there, or to God, or to Quan-Yin Goddess.  He receives the message, arranges what is needed, and then responds.  I could see that God saw me.  God was listening to me and responded although my presence was nothing compared to the presence of the countless creatures God has created on this earth.

After that, there have been so many other times, and the obstacles I have encountered were much more grave than missing 40 cents for a bus ticket. Mary has never left me alone (I will share more stories about receiving Mary's responses in other articles).

 
Mother of Perpetual Help Pray for Us

More than thirty years ago, among many other people, I tried to escape Vietnam by boat, and as soon as our boat sailed away, it was chased and fired upon.  The boat was damaged and water began coming inside.  Everyone on the boat started to pray.  Christians called upon Mary; Buddhists called for Quan Yin.  The cries and prayers were steady and nonstop.  The boat was pulled ashore. 130 people were put in prison.  I did not understand why the result of our prayers that night was that 130 of us were put in prison.  At that time I was not yet 10 years old.  I blamed Mary for not helping our boat escape from the Communists.  Later, I understood.  The capacity of our boat was for only 80 people. The other 50 people were on the boat illegally.  The boat was overloaded.  If we had escaped and encountered big waves and storms, the boat probably would have sunk and all 130 people would have drowned in the ocean.  So, Mary, Quan-Yin, and all the Saints helped 130 of us.  The solution did not seem to be perfect when our boat was pulled in and everybody was put in jail.  But that solution gave us back our lives and time to prepare for a better result.

There are times when the responses don't match with what we've asked for.  Do not rush to blame God.  Do not lose faith in God.  It's just that our limited vision has not allowed us to see his entire plan for us.

Seeing the sacredness of prayer, I have been more careful in praying and also know better how to pray.  Before, I prayed mechanically without really understanding the meaning of prayer.  As a child, I prayed to feel peace and not necessarily to ask for something.  To me, praying to ask for something is like applying for something: applying for a green card, for example.  I need to know how to apply for the green card: what kind of application form, how to fill out the form, and then to whom I must submit the application.  I know that if I send the application to the wrong government office, it will never be received and processed, and as a result, the green card will never be approved.  Similarly, when praying or begging for something, I need to know of whom I am asking, what I am asking, what positions are being requested and if my request will be accepted.  I also need to prepare for the means to pray and the proper language of prayer.

The attitude of the people who pray must be humble and it must acknowledge their positions to deserve and receive the grace they are asking for.  When the land is too high, the water will not be able to flow there... because water flows downward.  In other words, if we are in a humble position, grace will come to us.  But if we are haughty or arrogant, it's going to be a little too hard for God to send help up to us.  He will have to run all the pipes to send the water to where we are.  He could say, "Come on, you guys are too high up in the air, please climb down a little bit, then I will try to help you with what you need."

Praying also has its own language.  Praying cannot be silent.  Praying cannot be insensitive.  Praying must be sincere and must express the necessity of what we want to ask.  For example, when we are in danger and call 911, the message must be specific and clear.  Otherwise, 911 staff will not be able to understand and know how and where to send the appropriate help.

When a child is hungry and asks his father for food, a good father will give him a bowl of rice and not a bowl of sand.  Similarly, when the children ask their father to teach them wisdom, transparency and knowledge, a good father would certainly not guide them to darkness.  The Givers could be our fathers, our teachers, our ancestors, our Saints, or Gods... If we are asking our ancestors, or ask God for a beautiful bird, our ancestors or God will give us a beautiful bird and not a poisonous snake.  When praying, we must recognize and believe in the kindness and generosity of our Givers.

A couple of years ago, I got my mind into a state of panic and could not seem to find way to steer away from what bothered me.  I did not know where to go, but in desperation, I went to the local emergency room.  I thought I had no strength to stand, but once I was inside, after being taken care of, I felt significantly stronger.  I felt the presence of Mary, the mother that I had often called.

I was lucky to live not too far away from the Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception in Washington DC.  I go there so often that every time I go, I feel like I'm going home.  The Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception is the largest Roman Catholic Church in the United States and North America, and is one of the ten largest churches in the world, and (best of all) it's not far from my home.

The Basilica is the nation’s preeminent Marian shrine, dedicated to the patroness of the United States—the Blessed Virgin Mary under her title of the Immaculate Conception. Byzantine-Romanesque in style, its massive, one-of-a-kind superstructure is home to over 70 chapels and oratories that relate to the peoples, cultures and traditions that are the fabric of the Catholic faith.  I prepared my prayers clearly and accurately.  I knelled at each chapel.  I sent my prayers to Mary, Joseph, and Jesus.  I called our Lady of Perpetual Help:  Please give me strength and wisdom to take the right path, get to the right place, meet the right people, and do the right things.

Within seven days, continuously praying days and nights, the Blessed Virgin Mary answered my prayers.  The solutions were even beyond expectations!  Mary has always been there when I pray for help.
 
*

If there was a time that you doubled the presence of God, do not doubt.  If there was a time you thought God did not see you, did not hear you, did not respond to you - Be more confident because God has said, "Ask, and it will be given to you; seek, and you will find; knock, and it will be opened to you.." (*) That the door is closed does not mean we cannot get in.  Knock at the door and know how to ask, the door will open for us.

   Trusting in God, I have peace, and you also will have peace!  We will be patient and accepting; we will be humble and gentle; we will know to notice and care about everyone and everything around us; we will know how to live as a human being and to do what is right and  humanitarian... And then, when we pray, God will hear and answer...

Anne Khanh-Van

***************

(*) Matthew is one of the twelve disciples of Jesus and one of the four Evangelists.  Before becoming Jesus' disciple, Matthew was a tax collector, a bookkeeper, so he was very fair and accurate with numbers. To rewrite these words of Jesus in his testament: "
Ask, and it will be given to you; seek, and you will find; knock, and it will be opened to you," Matthew must have seen and witnessed the fairness and transparency in Jesus' teachings and deeds while following Jesus and being Jesus' disciple.
When rewriting those words: "
Ask, and it will be given to you; seek, and you will find; knock, and it will be opened to you," Matthew metaphorized the idea of ​​ fairness and accuracy. Why Ask, and it will be given to you? Seek, and you will find? And knock, and the door will be opened to you? When praying with a strong will, with strong effort and purposeful, with confidence and courage, then the person whom we ask is our father, our mother, our teacher, our Saints, our God... these Supreme beings will not refuse.  All doors will open.

The Lord has said, "Behold your vocation; He hath done all things well; teach ye all nations."


All the pictures have been taken at the Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception in Washington DC.

http://www.nationalshrine.com/site/c.osJRKVPBJnH/b.4719297/k.BF65/Home.htm